CÓ THỂ KHÔNG TẠO RA QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NHÀ NƯỚC NHƯNG KHÔNG

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-nghe-thuat-quan-ly-kinh-doanh (Trang 53 - 55)

VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NHÀ NƯỚC NHƯNG KHÔNG THỂ KHÔNG DỰA VÀO CHÍNH PHỦ VÀ NHÀ NƯỚC

Từng có một câu chuyện cười như sau: Mấy thương gia cùng ngồi bàn luận, bình xét xem ai là người tiếp thị bán hàng lợi hại nhất thế giới. Kết quả thật bất ngờ, mọi người đều nhất trí cho rằng, cơ quan đầu não chính phủ là người chào hàng lợi hại nhất thế giới.

Đích xác, cơ quan đầu não chính phủ một khi hoạt động vì quần chúng thì uy lực của họ thật vô song. Ví dụ dưới đây minh hoạ vấn đề trên:

Tổng thống Mỹ Bill Clintơn có lần gặp gỡ, nói chuyện rất vui vẻ với thái tử Charler vì công ty hàng không Boing vừa giành được một hợp đồng đặt máy bay với số lượng lớn. Công ty vận tải hành khách đứng nhìn “Mỏ vịt” đang ăn phần thức ăn đã bày sẵn trên bàn cho vị khách của mình. Nếu cơ quan đầu não chính phủ là người chào hàng giỏi nhất, lợi hại nhất thế giới thì khi chính phủ nhận tiếp thị “hàng hoá sản phẩm” của chúng ta, họ sẽ là những ông chủ tài ba nhất thế giới.

Đối với các ông chủ, lời nói trên thương trường cố nhiên là đạo lý muôn thuở, nhưng ông chủ cũng không thể tránh khỏi việc thường xuyên phải giao thiệp với chính phủ. Có thể nói, một doanh nghiệp nếu quan hệ tốt với chính phủ và cơ quan ban ngành chủ quản thì sẽ rất có lợi. Nếu không sẽ khó tránh khỏi sự va chạm và bị gây khó dễ trong sự nghiệp, thậm chí là bị ngăn cấm.

Vô số việc đã chứng minh: Nếu không quan hệ tốt với cơ quan chính phủ thì một doanh nghiệp rất khó làm việc, thậm chí còn dẫn đến lỗ vốn, đi đến con đường đổ vỡ và phá sản. Trong xã hội phát triển hiện đại, doanh nghiệp không thể một mình đơn thương độc mã trên thương trường mà bắt buộc phải có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan ban ngành của chính phủ. Theo các mục tiêu đã đặt định, phải xử lý tốt và giữ mối quan hệ trách nhiệm khiến doanh nghiệp bước lên quỹ phát triển lành mạnh.

Cố nhiên không thể tránh mối quan hệ qua lại giữa chính phủ và doanh nghiệp. Ông chủ doanh nghiệp đương nhiên muốn tạo mối quan hệ tốt với cơ quan chính phủ, để nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức chính phủ, nâng cao hơn nữa hiệu quả làm việc, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ chính phủ và người liên hiệp công việc hiểu một cách toàn diện và thấu đáo về doanh nghiệp của mình, chủ động thiết lập với họ mối quan hệ mật thiết để kịp thời nhận được những thông báo, tin tức hữu ích của chính phủ.

Vì vậy, những chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm sẽ chủ động nhiệt tình tham gia những hoạt động mà ban ngành chính phủ tổ chức, khiêm tốn lắng nghe những ý kiến chỉ đạo góp ý của lãnh đạo. Cũng có thể trực tiếp phản ánh với lãnh đạo những yêu cầu, những khó khăn còn tồn tại cũng như báo cáo thành tích của doanh nghiệp mình. Thông thường, những hoạt động vì sự nghiệp công ích có lợi cho xã hội do chính phủ khởi xướng, doanh nghiệp cần phải là một thành viên tích cực tham gia vào các hoạt động này, như vậy có thể tham gia vào khai thác những ưu thế mà chính phủ dành cho doanh nghiệp, mặt khác có thể nâng cao uy tín và tiếng vang của doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi có những hoạt động trọng đại như kỷ niệm một năm thành lập doanh nghiệp, hội chợ triển lãm v.v…, doanh nghiệp nên mời các quan khách chính phủ đến tham dự, đồng thời mời họ tới tham quan nhà máy, xí nghiệp, hiểu rõ tình hình để nâng cao cảm tình của họ đối với các hoạt động của doanh nghiệp, tăng thêm mối thiện cảm của họ đối với doanh nghiệp và các sản phẩm của doanh nghiệp, thậm chí nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp, xây dựng hình tượng tốt đẹp của doanh nghiệp trong mắt quần chúng.

Theo nhịp độ phát triển quan hệ mậu dịch đối ngoại, rất nhiều chủ doanh nghiệp đã thông qua các hoạt động của chính phủ để tuyên truyền sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ, tặng phẩm cho chính phủ cũng là một phương thức có hiệu quả. Phương thức này đồng thời nhận được hai tiện ích: lợi ích tên tuổi và lợi ích truyền tin. Khách của chính phủ nhận và sử dụng loại tặng phẩm nào thì tự nhiên nâng cao mức độ nổi tiếng; có thể nói “người nổi tiếng khiến hàng nổi tiếng”. Cách làm “nhất cử lưỡng tiện” như vậy nên vận dụng trên thương trường.

Chủ doanh nghiệp giỏi không những am hiểu chính trị mà còn xử lý tốt mối quan hệ qua lại giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích quốc gia, tăng cường thực lực kinh tế. Chính phủ thực hiện chính sách mở rộng tái sản xuất xã hội, dựa vào sự phát triển sản xuất của các doanh nghiệp trên cơ sở tăng đóng góp thuế cho nhà nước để tích lũy ngân sách quốc gia. Vì thế, trong quan hệ tương lợi, doanh nghiệp phải phục vụ lợi ích lâu dài của quốc gia, đồng thời chính phủ phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

C

PHẦN III

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-nghe-thuat-quan-ly-kinh-doanh (Trang 53 - 55)