TIÊU MỘT KHOẢN TIỀN NHỎ ĐỂ KIẾM MỘT KHOẢN TIỀN LỚN

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-nghe-thuat-quan-ly-kinh-doanh (Trang 27 - 28)

KHOẢN TIỀN LỚN

Trong hoạt động khẳng định sản xuất này, nhất thiết không thể thiếu giá tiền thanh toán đa dạng. Những giá tiền và hàng hoá này biểu hiện ra trước tiên là xác nhận “chi ra”. Dựa vào nguyên nhân phát sinh sự “chi ra” ấy để phân biệt mục đích tiến hành quy nạp, đó là nội dung cốt yếu của quản lý tài vụ doanh nghiệp. Nó không chỉ làm giảm giá thành và chi phí, nâng cao vai trò quan trọng vốn có của lợi ích kinh tế doanh nghiệp mà còn tiến hành định giá chính xác sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời cũng sản sinh những ảnh hưởng quan trọng.

Trong xu thế cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt hiện nay, giảm giá thành sản phẩm là biện pháp hiệu quả nhất để nâng cao lợi ích kinh tế của các nhà kinh doanh, do đó, ra sức giảm mạnh chỉ tiêu mang tính sự vụ thường nhật là con đường có hiệu quả trong việc giảm giá thành sản phẩm.

Xin giới thiệu một số phương pháp giảm giá thành sản phẩm sau:

1. Bài huấn luyện quy mô hoá.

Ví dụ, quy định rõ ràng về thời gian đàm thoại điện thoại đường dài, điện thoại phổ thông và thời gian gửi thư của mỗi người; thực hiện nghiêm các quy định sử dụng sản phẩm văn phòng, quy định rõ ràng vị trí bày biện mỗi loạt vật phẩm… cố gắng làm sao cho vật đó có tác dụng thiết thực và tiết kiệm thời gian. Những việc nhỏ nhưng không kém phiền phức này, nếu không đưa ra những quy định thì những tờ phiếu lớn nhỏ sẽ không cánh mà bay.

2. Tắt điện, tắt nước khi không sử dụng có thể tiết kiệm được 20% phí điện - nước. 3. Dưới tiền đề không ảnh hưởng đến chất lượng, cố gắng giảm số lần gia công. Có

thể tiết kiệm rất nhiều phí gia công và tiền điện.

4. Cố gắng giảm thiểu những thao tác sai lầm, giảm thiểu những việc kém hiệu quả và vật phẩm thừa phí.

5. Tuyển dụng nhân công đảm đương nhiều ngành nghề để tiết kiệm tiền lương chi trả.

6. Thường xuyên làm công tác bình tra, đánh giá hiệu suất công nhân. Chỉ có không ngừng bình giá sát hạch kết quả đạt được của mỗi nhân công mới có thể khai thác tiềm năng, nâng cao hiệu quả công việc. Một khi hiệu suất công việc được nâng cao thì giá thành sẽ giảm xuống.

7. Cắt giảm hoặc thay đổi công nhân năng lực thấp kém.

8. Phát động sáng kiến trong công nhân, hợp lý hoá kiến nghị cải tiến nghiệp vụ, đổi mới sản phẩm, đồng thời khen thưởng những phương án ưu tú.

9. Đối với giá thành bưu điện, cần phải xem xét cái nào cần, cái nào không cần, cái nào nhất thiết phải chuyển phát nhanh, cái nào gửi thư thường.

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-nghe-thuat-quan-ly-kinh-doanh (Trang 27 - 28)