TIN TỨC SAU CÙNG LÀ TIỀN

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-nghe-thuat-quan-ly-kinh-doanh (Trang 49 - 51)

Nước Nhật nhỏ bé mạnh dạn nhập hàng và cũng mạnh dạn bán ra, tạo thành hai vòng đạt tiêu chuẩn. Người Nhật Bản có thể nhìn thấy điểm mà người khác không nhìn thấy, bằng những thuật mẹo thần kỳ mà trở nên giàu có hơn người khác.

Dưới đây là một câu chuyện nhỏ nhưng thể hiện rất rõ mưu lược của người Nhật Bản.

Những năm 60, khi Trung Quốc vừa mới xây dựng giếng dầu Đại Khánh, lúc ấy việc này được giữ bí mật, trong nước mọi người đều không biết gì cả nhưng người Nhật Bản lại biết một cách cụ thể, chính xác.

Vậy họ làm cách nào mà nắm bắt được bí mật này?

Điều tra cho biết, họ dựa vào tài liệu công khai liên quan đến Đại Khánh, từ những tư liệu nhỏ thu thập lại và dựa vào đó phân tích một cách logic khoa học.

Người Nhật Bản xem được ảnh đồng chí Vương “người sắt” trên báo Trung Quốc mặc chiếc áo bông, đội mũ lông ngỗng đứng trên tuyết trắng, họ tiến hành thăm dò 3 tỉnh Đông Bắc xem liệu có phải là sẽ có tuyết rơi nhiều như thế không.

Họ xem được một bài báo trên tờ “Nhân dân hàng ngày” trích dẫn lời phát biểu của Vương Tiến Hỉ khi đến Mã Gia Trang: “Một biển dầu lớn đây rồi. Chúng ta cần ném cái mũ lạc hậu than đá Trung Quốc xuống bờ Thái Bình Dương”. Người Nhật vui mừng khôn tả nói là tìm thấy rồi, Mã Gia Trang chính là trung tâm của Đại Khánh.

Tạp chí “Nhân dân Trung Quốc” của Nhật Bản có bài nói rằng: Giai cấp công nhân Trung Quốc phát huy tinh thần “một không sợ khổ, hai không sợ chết”. Thiết bị Đại Khánh không dùng xe ngựa chở hoàn toàn là do sự suy diễn. Người Nhật dựa vào sự phân tích khoảng cách giữa bến xe Đại Khánh và Mã Gia Trang để tìm ra đáp số sau cùng.

Tìm được địa chỉ rồi, bao giờ mới bắt đầu xuất dầu, điều này cũng được họ tính toán kỹ càng. Năm 1964, Vương Tiến Hỉ vinh dự tham dự Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 3. Người Nhật Bản khẳng định Trung Quốc đã xuất dầu, không xuất dầu thì Vương Tiến Hỉ không ngồi ở ghế đại biểu.

Về mặt cơ bản, người Nhật rất nhanh chóng thiết kế ra thiết bị thích hợp với dầu của Trung Quốc. Đến khi Trung Quốc cần bản thiết kế phương án của các nước trên thế giới thì các nước này không có sự chuẩn bị thấu đáo, còn Nhật Bản đang trong ưu thế sẵn sàng nên đàm phán thành công nhanh chóng. Người Nhật dựa vào “tầm mắt nhỏ” của mình mà kiếm được một khoản tiền lớn từ đất nước Trung Quốc.

Người Nhật rất chú trọng thu thập lịch sử tình báo. Trong thời Duy Tân Minh Trị, khi chiến hạm Mỹ đi theo phía đông Ấn Độ Dương vào Nhật Bản, định đặt ách áp bức “khai quốc” thì phía Nhật Bản thông quan hữu quan, nắm bắt rõ ràng tình báo hữu quan và làm tốt công tác chuẩn bị tương ứng.

Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản lại thu thập tình báo về kinh tế. Một vài doanh nghiệp Nhật Bản có mạng lưới tình báo riêng, trong đó công ty tình báo thu thập, tìm kiếm làm tốt hơn Cục Tình báo trung ương Mỹ. Thương nhân Nhật thường thông qua họ nắm được thông tin tư liệu then chốt mà lập được chiến lược, chế định kế hoạch kinh doanh.

Ngoài việc thiết lập một mạng lưới tình báo lớn mạnh, thương nhân Nhật còn có cái nhìn thiện ý và linh hoạt tùy biến với đối phương, thông qua đó hoạch định mưu lược, giành được “tình báo” có giá trị trực tiếp từ đối thủ.

Có một thương nhân Mỹ lần đầu tiến hành đàm phán làm ăn với thương nhân Nhật. Vừa xuống khỏi máy bay ông ta đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của công ty Nhật Bản. Ngồi trong xe Hào Hoa Kiều dành riêng cho ông ta, một vị đại diện công ty Nhật khách khí nói với ông ta về dự định sắp xếp xe đón đưa để ông ta kịp về Mỹ làm việc. Ông ta cảm kích thiện ý của đối phương, liền nói cho đối phương thời gian về nước của mình, nhờ đối phương sắp xếp chuyến xe. Thương nhân Mỹ không nghĩ rằng sự nhiệt tình của bên Nhật là nhằm mục đích

nắm được thời gian về nước của ông ta. Thương nhân Nhật Bản tinh thông biết rằng, người Mỹ vốn thực dụng, bình thường không trở về với hai bàn tay trắng nên họ áp dụng chiến lược “kéo dài”, vừa nhiệt tình mời ông ta ở lại dự yến tiệc, vừa vui vẻ mời ông ta tham dự các cuộc vui cho đến lúc chở ông ta ra phi trường. Cuộc làm ăn coi như đã thành công. Sau khi ông ta về Mỹ, người Nhật Bản đã giành được thắng lợi lớn.

Năm 1980, một công ty mậu dịch Nhật Bản cử đại diện gặp Tổng giám đốc công xưởng Công ty Naha Lainigi của Mỹ, yêu cầu anh ta trong thời gian 5 năm có kế hoạch “chuyển giao” kỹ thuật công xưởng này cho Công ty Mậu dịch Nhật Bản, đồng thời trong một đêm để cho người Nhật tham quan công xưởng, nắm bắt trọn vẹn quá trình sản xuất. Sau 2 năm, Nhật Bản đã xây dựng được một mạng lưới tình báo thông tin ở khắp mọi nơi, trên mọi phương diện, hữu hình mà như vô hình vậy.

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-nghe-thuat-quan-ly-kinh-doanh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)