“Kích động” và “thu hút”

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-nghe-thuat-quan-ly-kinh-doanh (Trang 31 - 32)

Nói như nói với (đối phương) bên mua loại sản phẩm này trên thị trường đáng giá bao nhiêu, để khuyến thị cho thấy bên bán đã đưa ra giá thấp nhất rồi.

Tóm lại, những sách lược trên đây không phải lúc nào cũng có hiệu quả, phải dựa vào thiên thời địa lợi mà sử dụng, có lúc không cần “gióng trống mở cờ” mà chỉ cần “cầm dao xông thẳng” cũng có thể thâm nhập vào giá cả giáp giới của đối phương.

Trong kinh doanh buôn bán người ta thường được nghe rằng: “Nghệ thuật tôi chỉ có bằng ấy thôi”, nhưng nhờ đó mà đạt được thành công trong thảo luận giá cả, mua được sản phẩm vừa đẹp vừa đúng giá. Ví dụ, anh A muốn lắp đặt sửa chữa điện thoại cố định và anh ta còn muốn sửa một cái điện thoại nữa.

Anh B đồng ý làm công trình này với giá 500 tệ và còn lập kế hoạch cho mỗi việc làm. Anh A chỉ muốn tiêu hết số tiền khoảng 400 tệ nên nói với B: “Tôi rất hài lòng với kế hoạch của anh nhưng tiền của tôi chỉ có 400 tệ thôi, vậy nên làm thế nào?”. Nếu anh A thực sự khó khăn, anh B sẽ thông cảm cho khó khăn của A và suy nghĩ tính toán một chút để giảm giá, lựa chọn nguyên liệu cho các hạng mục công việc phù hợp với mức giá 400 tệ. Tóm lại, để anh B đồng ý rằng có thể trao đổi thu gọn dự tính, tiết kiệm chi tiêu, chỉ cần dùng 400 tệ cho công trình này. Thường thì chiến lược này luôn thành công. Từ đó cho thấy, áp dụng nhiều chiến lược, anh A có thể lựa chọn địa vị có lợi cho mình. Chiến lược này để đối phương có thể xem xét suy nghĩ những vấn đề bạn đưa ra, thích hợp cho những sản phẩm tương đối phức tạp hoặc giành được sự vận dụng trong thời gian phục vụ tốt nhất.

Bên mua có rất nhiều chiến lược về thanh toán. Bên bán cần quan sát tiềm năng kinh tế của đối phương, ngoài ra phải tìm người quyết định chiến lược để tìm ra biện pháp thực tế, cùng với các suy nghĩ: “Tôi rất đồng tình với anh, rất muốn cùng anh hợp tác”, “Giá cả anh đưa ra chỉ có thể mua một loại sản phẩm khác, sản phẩm này không thể giảm chiết khấu được”, “Theo như giá này, nhất thiết phải thanh toán tiền mặt hoặc giao hàng dài kỳ 6 tháng”, “Tôi có thể chấp nhận đơn đặt hàng của anh nhưng nhất thiết phải sửa chữa kế hoạch của anh để phối hợp với dây chuyền sản xuất của chúng tôi”, “Nếu anh trả trước cho tôi 2 vạn tệ tiền đặt cọc thì chúng tôi mới có thể tiếp nhận đơn đặt hàng của anh”. Có làm như thế thì hai bên mới có thể đặt mình trong những vị trí thuận lợi để bàn bạc làm ăn.

Ở đây, có một sự việc làm mọi người ngạc nhiên. Những Hoa kiều giàu có không phải do họ hưởng di sản kếch xù mà do họ làm kinh doanh. Cũng chớ nói họ là những nhà tư bản hùng hậu, trong bước đầu tạo dựng sự nghiệp, họ đều là những người nghèo tự thân vận động.

của họ đạt 35 triệu yên Nhật. Đến gặp tiền bối Lâm Đạt Hùng, thân phụ của ông Lâm Khang Tư, bạn sẽ rất ngạc nhiên: 60 năm về trước, ông từ Quảng Đông đến, bên mình chỉ có một bàn chải đánh răng và một chậu rửa mặt. Bây giờ ông đã là một ông chủ có tiếng tăm. Ông không quên thân phận trước kia của mình. Càng nghĩ về quá khứ ông càng thấy tự hào. Bằng sức lực, trí óc của mình, ông đã gây dựng được cơ nghiệp, đi lên từ hai bàn tay trắng.

Ông chủ Ngô Bảo Kỳ là một người nổi tiếng, tên tuổi ông ta gắn liền với “Dạ Lan Hương” và “Tân Cầu Đình”. Mời bạn nghe câu chuyện kể về sự nghiệp của ông:

Vào cuối những năm 1935, ông chủ Ngô Bảo Kỳ của “Dạ Lan Hương” và “Tân Cầu Đình” đến Nhật Bản. Sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai, tại vùng phụ cận bến xe Tân Kiều của thị trường đen (chợ trời) Lâm Lực, ông mở một hàng ăn. Trang giấy tuyển dụng ghi là nhà hàng nhưng thực tế chỉ bán mì và cơm. Nhưng trong thời đại lương thực không đủ, kiểu làm ăn nhỏ này rất có lợi.

Cho đến khi tích lũy được một khoản tiền, ông Ngô lập tức mở một nhà hàng Trung Quốc mang tên Tân Cầu Đình ngay tại hải cảng Hoàng Kim của bến xe Tân Lầu. Tiếp theo, ông bắt tay làm Đan Trâu quán, đồng thời xây một căn hộ lớn. Năm 1955, trong lúc chính phủ cấm doanh nghiệp Đan Trâu hoạt động, ông lập tức thiết kế lại căn hộ lớn đó thành quán trà - âm nhạc “Dạ Lan Hương”. Một “Dạ Lan Hương” của những tình khúc du dương đậm phong vị Trung Quốc đã trở thành danh thắng của Đông Kinh.

Ông Trâu người Hoa gốc Nhật có thể so sánh cao thấp với các phú ông giàu có được mệnh danh là “Thái Lang Tửu lầu”. Tại Cửu Châu, ông Trâu kinh doanh mở quán tửu lầu, có tiếng gần xa với danh là “Thái Lang Cửu Châu”.

Các thành phố ở Cửu Châu đều mọc lên các quán rượu của “Thế giới trăng”. Năm 1995, ông được xếp vào hàng ngũ những người có thu nhập cao, danh tiếng ngày một vang xa.

Kỳ tích mà ông Trâu lập được đều nhờ từng bước triển khai sản phẩm rượu cao cấp, kết hợp với đồ ăn, giá tiền tương đối thích hợp, hấp dẫn, chỉ bằng 1/3 đối thủ. Ông Trâu đã đáp ứng được nhu cầu thông thường của người tiêu dùng, mở ra con sông đầu tiên của thời kỳ đại quần chúng hóa.

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-nghe-thuat-quan-ly-kinh-doanh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)