ĐEM ĐẾN CHO SẢN PHẨM MỘT CÁI GIÁ KIẾM RA TIỀN

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-nghe-thuat-quan-ly-kinh-doanh (Trang 29)

RA TIỀN

Giá của sản phẩm là vấn đề mà doanh nghiệp và khách hàng quan tâm nhất. Giá cả phải có lợi cho cả hai bên. Không thể chỉ dựa vào chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường. Đối với công ty kinh doanh, việc chuyển phương thức định giá và chiến lược ứng biến giá cả là nhân tố quan trọng trong cuộc chiến chiếm lĩnh thị trường.

Giá cả là nhân tố cốt lõi trong trao đổi hàng hoá thương mại, cũng là điểm khác biệt đầu tiên khi khách hàng lựa chọn đặt hàng, tiếp nhận phục vụ. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường, giá cả trở thành vũ khí ban đầu quan trọng nhất. So sánh với các nhân tố khác, giá cả rõ ràng có hiệu quả trực tiếp. Thông thường, trong tình trạng giá cả tương đồng hoặc gần bằng nhau, khách hàng mới có thể so sánh đến những nhân tố khác. Nếu bạn thử tính toán, định giá cho sản phẩm của công ty mình, bạn nhất thiết phải xem xét đặc tính tâm lý người tiêu dùng đối với giá cả hàng hóa. Sự hiểu biết của người tiêu dùng đối với giá cả là kinh nghiệm được tích lũy từng bước trong quá trình mua bán. Đối với kỹ thuật sản xuất của sản phẩm, nhà sản xuất phải nắm rõ tình hình gia công, tiết kiệm được thời gian lao động. Cho nên, đối với việc chỉ đạo giá bán, những sản phẩm thường nhật phải hình thành mức giá quen thuộc. Giá cả sản phẩm mang tính quen thuộc có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua bán của khách hàng, sẽ làm cho họ từ thói quen giá cả có sự liên tưởng, suy nghĩ và so sánh về tính cao thấp mạnh yếu của giá cả, tiếp đến sẽ xem xét ưu nhược điểm cao, thấp của chất lượng sản phẩm. Ví dụ, có những sản phẩm người tiêu dùng cho rằng giá quá cao, không đáng để mua. Ngược lại, nếu giá cả thấp, người ta sẽ hoài nghi chất lượng của sản phẩm và không muốn mua. Đương nhiên, thói quen giá cả này vẫn có thể khiến tâm lý người tiêu dùng cảm thấy chưa hoàn toàn hợp lý nhưng nó vẫn tồn tại khách quan. Vì vậy bạn nhất thiết phải đánh giá, nhìn nhận và lợi dụng điều này để định giá sản phẩm.

Giá cả là tín hiệu quan trọng để người tiêu dùng nhận định chất lượng sản phẩm và định vị phẩm hiệu. Do đó, ngoài việc phỏng đoán nhu cầu người tiêu dùng và phản ứng giá cả của họ, khi định giá sản phẩm nhất thiết phải phân tích giá thành, đồng thời tiến hành suy xét trạng thái cạnh tranh trên thị trường, những hạn chế của chính sách pháp luật, chiết khấu, chuyển nhượng, thời gian thanh toán, từ đó bảo đảm mức giá cả mà đem lại lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp. Trong lưu thông hàng hóa thường thiếu sự bảo quản hàng, dẫn đến giảm sút chất lượng sản phẩm. Để đẩy mạnh tiến độ lưu thông hàng hoá, giảm tổn thất, cần phải thay đổi giá những sản phẩm bị giảm chất lượng này để kích thích, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Giá cả sản phẩm phải tương đối ổn định, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lòng tin và nảy sinh tính hoài nghi của người tiêu dùng, làm giảm đi sức mua hàng, dẫn đến việc làm ăn không đạt được nguồn lợi nhuận.

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-nghe-thuat-quan-ly-kinh-doanh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)