a) Theo dõi đối tượng tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm chủng.
b)Hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng:
- Tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường;
- Đưa ngay đối tượng tiêm chủng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có một trong các dấu hiệu như sốt cao (≥39°C), co giật, trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ sau tiêm chủng.
Cục Y tế dự phòng
Dựán TCMR (đối với vắc xin trong TCMR), Cục Y tế dự phòng
Hoàn thiện báo cáo càng chi tiết càng tốt
Cơ sở tiêm chủng Viện khu vực, Tiêm chủng mở rộng khu vực Bộ Y tế Hội đồng tư vấn chuyên môn cấp Bộ Cục Quản lý Dược/Cục Khoa học công nghệvà Đào tạo/Viện kiểm
định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế/Trung tâm DI & ADR
Quốc gia
Xác định SCBLSTC, ghi mã số, hoàn
thiện chi tiết báo cáo, gửi email tới TCMR và bước đầu điều tra.
Điều tra với các chuyên gia của khu
vực và chuyên gia độc lập.
Thu thập báo cáo về y tế, vắc xin, vận
chuyển, bảo quản, báo cáo về xét nghiệm (ví dụ như dịch não tủy, huyết thanh hoặc sinh phẩm khác).
Đánh giá trường hợp đã rõ ràng, tham
khảo thêm ý kiến đối với trường hợp
khó.
Phối hợp điều tra với tuyến tỉnh trong
trường hợp cần thiết.
Ngay lập tức xem báo cáo và kiểm tra có
SCBLSTC như vậy ở các địa bàn khác
không.
Lưu trữ dữ liệu để phân tích, chia sẻ.
Ngay lập tức xem báo cáo và kiểm tra có
các trường hợp khác xảy ra ở nơi khác
hay không.
Hỗ trợ điều tra thực địa nếu cần.
Tạo cơ sở dữ liệu quốc gia để chia sẻ với
các đơn vị liên quan.
Tải dữ liệu vào hệ thống dữ liệu toàn cầu
(Vigiflow).
Thông báo cho nhà sản xuất và đơn vị
liên quan.
Trung tâm Y tế huyện, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và Hội đồng chuyên
môn đánh giáSCBLSTC tuyến tỉnh với sự tham gia của Viện khu vực
Tỉnh
Báo cáo khẩn
Trong vòng 24 giờ phải gửi báo cáo bằng văn bản.
Trong vòng 24 giờ, kể từ khi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng phải tổ chức điều tra, đánh giá nguyênnhân.
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tai biến nặng sau tiêm chủng, Hội đồng tư vấn chuyên môn cấp tỉnh họp để kết luận nguyên nhân.
Khu vực
Quốc gia
Danh sách SCBLSTC
60
c) Tại cơ sở tiêm chủng: khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng phải chỉ đạo thực hiện các nội dung sau đây:
- Dừng ngay buổi tiêm chủng;
- Xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng; trường hợp vượt quá khả năng thì phải chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến bệnh viện gần nhất;
- Ghi chép đầy đủ thông tin:
+ Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của đối tượng tiêm chủng hoặc cha, mẹ của trẻ;
+ Ngày, giờ tiêm chủng;
+ Loại vắc xin; tên vắc xin; số đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu; số lô; hạn sử dụng; nhà sản xuất; đơn vị cung cấp; tình trạng bảo quản lúc nhận;
+ Ngày, giờ xuất hiện tai biến nặng sau tiêm chủng; các triệu chứng chính; kết quả điều trị; kết luận nguyên nhân (nếu có).
- Thống kê toàn bộ số lượng vắc xin (tênvắc xin, số lô, hạn sử dụng) đã sử dụng trong buổi tiêm chủng; số đối tượng đã được sử dụng theo từng loại và lô vắc xin trong buổi tiêm chủng đó, tình trạng sức khỏe của đối tượng tiêm chủng.
- Báo cáo tuyến trên (chi tiết xem phần 4.2.3 của hướng dẫn này).
d) Tại cơ sở khám, chữa bệnh tiếp nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, người đứng đầu nơi tiếp nhận phải chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
- Tiến hành cấp cứu, xử trí và điều trị theo quy định;
- Báo cáo Sở Y tế theo quy định hiện hành (chi tiết xem phần 4.2.3 của hướng dẫn này).
e) Tuyến huyện, tỉnh: tiếp nhận báo cáo, tổng hợp thông tin, báo cáo tuyến trên (chi tiết xem phần 4.2.3 của hướng dẫn này).