CHƯƠNG 7 HOẠT ĐỘNG CẢNH GIÁC DƯỢC TRONG THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG
7.3. Theo dõi, xử trí và báo cáo biến cố bất lợi trong thử nghiệm lâm sàng
7.3.1. Theo dõi và xử trí biến cố bất lợi trong thử nghiệm lâm sàng
Trường hợp xảy ra SAE gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng hoặc tử vong cho người tham gia thử thuốc trong TNLS, nghiên cứu viên chính và cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng phải dừng ngay thử thuốc trên đối tượng đó, cấp cứu, khắc phục và giải quyết hậu quả, lập biên bản trong trường hợp tử vong, đồng thời báo cáo khẩn ngay qua điện thoại, thư điện tử cho Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế và Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc và báo cáo bằng văn bản theo hướng dẫn tại mục 7.3.2.
Trường hợp xảy ra AE dẫn đến tổn thương sức khỏe cho người tham gia thử thuốc trong thử thuốc trên lâm sàng, nghiên cứu viên chính hoặc nghiên cứu viên được phân công phải điều trị, theo dõi diễn biến sức khỏe của đối tượng đó cho đến khi ổn định, ghi nhận và báo cáo các AE theo hướng dẫn tại mục 7.3.3.
7.3.2. Báo cáo trường hợp đơn lẻ
Báo cáo trường hợp đơn lẻ (single case report) áp dụng với tất cả các SAE xảy ra tại
các điểm nghiên cứu TNLS tại Việt Nam, một số SAE xảy ra tại các điểm nghiên cứu ngoài lãnh thổ Việt Nam và các SUSAR từ phát hiện từ nguồn thông tin khác (ngoài TNLS). Cụ thể như sau:
Tất cả các SAE xảy ra tại các điểm nghiên cứu tại Việt Nam trong các nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng phải được báo cáo theo Mẫu 04 quy định tại Thông tư số 29/2018/TT- BYT (phụ lục 7.1)tới Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo- Bộ Y tế và Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Thời hạn báo cáo: Các SAE gây tử vong hoặc đe dọa tính mạng phải được báo cáo khẩn cấp trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về SAE. Các SAE khác phải được báo cáo trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về SAE. Thông tin về diễn tiến SAE phải được tiếp tục cập nhật trong các báo cáo bổ sung cho đến khi người tham gia thử thuốc bình phục hoặc ổn định.
Tất cả các SAE xảy ra tại các điểm nghiên cứu ngoài lãnh thổ Việt Nam của các
nghiên cứu đa quốc gia có Việt Nam tham gia mà dẫn tới ngừng, tạm ngừng nghiên cứu, rút người tham gia thử thuốc ra khỏi nghiên cứu hoặc thay đổi đề cương nghiên cứu phải được báo cáo đến Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo- Bộ Y tế, Hội đồng đạo đức trong nghiên
cứu y sinh học của BYTvà Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
Tất cả các SUSAR không được phát hiện trong TNLS, mà từ các nguồn thông tin khác như y văn, cơ sở dữ liệu Cảnh giác Dược, nghiên cứu dịch tễ học, nghiên cứu tiền lâm sàng hoặc nguồn khác. Tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng và tổ chức hỗ trợ nghiên cứu được uỷ quyền cần có phương án cụ thể để phát hiện và báo cáo kịp thời các SUSAR này cho Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo- Bộ Y tế và Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Việc theo dõi các SUSAR này và phương án báo cáo cần được cụ thể hóa trong đề cương nghiên cứu hoặc các tài liệu tương đương đượccơ quan quản lý phê duyệt. Trong trường hợp không
89
thu thập được thông tin chi tiết theo yêu cầu theo biểu mẫu quy định tại Thông tư số
29/2018/TT-BYT, cần có giải trình phù hợptại sao một số thông tin không thể thu thập được.
7.3.3. Báo cáo các vấn đề an toàn quan trọng
Bên cạnh các trường hợp cần báo cáo trường hợp đơn lẻ được liệt kê ở phần 7.3.2, một số thông tin an toàn khác cần được cảnh báo sớm với cơ quan quản lý. Đây là các tình huống ảnh hưởng lớn tới cân bằng lợi ích-nguy cơ của thuốc nghiên cứu trên đối tượng nghiên cứu, có thể cần yêu cầu sửa đổi đề cương nghiên cứu hoặc đưa ra các quyết định về tạm dừng/dừng nghiên cứu để bảo vệ đối tượng nghiên cứu. Các tình huống này bao gồm:
1) Các ADR hoặc SAR dự kiến trước, nhưng xảy ra với tần suất và/hoặc mức độ nặng cao hơn so với tiên lượng trước đó, được nghiên cứu viên đánh giá là có thể ảnh hưởng tới diễn tiến lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (ví dụ dẫn tới tuân thủ điều trị kém và tăng nguy cơ thất bại điều trị)
2) Một nguy hại không xuất phát từ tính an toàn của thuốc nghiên cứu, nhưng ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ đối tượng nghiên cứu (như hiệu lực điều trị kém của thuốc nghiên cứu trên người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo và/hoặc đe doạ tính mạng)
3) Một vấn đề an toàn quan trọng phát hiện từ một loại hình nghiên cứu khác, ví dụ khả năng gây ung thư của thuốc phát hiện từ nghiên cứu trên động vật hoặc nghiên cứu dịch tễ học.
7.3.4. Báo cáo cập nhật định kỳ về an toàn
Báo cáo cập nhật định kỳ an toàn tổng kết và đánh giá các thông tin an toàn trong suốt thời gian triển khai nghiên cứu nói chung. Báo cáo cập nhật định kỳ về an toàn cần phải bao quát các nội dungsau đây:
1) Tóm tắt các hiểu biết hiện nay về các nguy cơ xác định và tiềm ẩn của thuốc nghiên cứu
2) Mô tả các thông tin an toàn mới (so với báo cáo định kỳ trước đó) có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu
3) Xem xét sự phù hợp của các thông tin do tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng thu thập so với các kiến thức đã biết trước đó về tính an toàn của thuốc nghiên cứu
4) Cập nhật và kết luận sơ bộ về tính an toàn của thuốc nghiên cứu và các nguy cơ có thể xảy ra cho đối tượng nghiên cứu
Tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng và/hoặc tổ chức hỗ trợ nghiên cứu được tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng uỷ quyền và/hoặc cơ quan chủ trì đề tài cần định kỳ cập nhật vấn đề an toàn cho cơ quan quản lý và nghiên cứu viên chính tại các điểm triển khai thử nghiệm khác tại Việt Nam. Nội dung và cách thức trình bày báo cáo cần tham khảo từ Hướng dẫn của ICH về báo cáo cập nhật an toàn trong quá trình phát triển thuốc (ICH topic EF2 –
Development Safety Update Report - DSUR).