a. Mục tiêu của quản lý thuế:
Với những chức năng, vai trò quan trọng nêu trên của thuế và hệ thống thuế, quản lý thuế trong nền kinh tế quốc dân là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản lý tài chính Nhà nước.
Công tác quản lý thuế có các mục tiêu cơ bản sau: - Huy động đầy đủ, kịp thời số lượng thu cho NSNN. - Phát huy tốt nhất chức năng của thuế trong nến kinh tế.
- Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức và cá nhân. b.Nguyên tắc của quản lý thuế:
Đề đạt được những mục tiêu trên, công tác quản lý thuế cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân đều phải có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.
17
+ Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
+ Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
+ Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.