3.3.1. Hoàn thiện các văn bản quy định thuộc thẩm quyền của tỉnh
Hiện nay ngoài các văn bản quản lý thuế hiện có, tại tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có văn bản nào quy định về quản lý thuế đối với các NTNN; Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ mới ban hành Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 05/9/2018 về việc tăng cường công tác quản lý thu thuế của các đơn vị ngoại tỉnh hoạt động kinh doanh vãng lai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chỉ thị chỉ đang áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản của các doanh nghiệp.
Vì vậy, trong thời gian tới ngoài các chính sách ưu đãi về thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì Ủy ban nhân dân tỉnh cần có các văn bản cụ thể để tăng cường công tác quản lý thuế đối với các NTNN có hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý thuế nhằm quy định rõ nội dung, phạm vi, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan trong phối hợp, quản lý, theo dõi các NTNN thực hiện nghĩa vụ của mình.
3.3.2. Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về các nhà thầu nước ngoài ngoài
Việc kết nối, thu thập, trao đổi thông tin về NNT giữa cơ quan thuế với các Bộ, cơ quan, ban, ngành, tổ chức có liên quan còn hạn chế, chưa đáp ứng
88
yêu câu quản lý thuế do cơ chế trao đối thông tin còn chưa phù hợp, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật chưa thống nhất.
Cơ sở dữ liệu người nộp thuế trong và ngoài ngành Thuế chưa được xây dựng đây đủ, chính xác, tập trung, thông nhất; Hệ thống công nghệ thông tin vẫn chưa được tích hợp đầy đủ cũng như chưa linh hoạt trong việc cập nhật các thay đổi, do đó người dùng mất nhiều thời gian đề khai thác.
Bên cạnh đó, Hệ thống thông tin dữ liệu của các NTNN hiện nay chưa được theo dõi quản lý đồng bộ và thống nhất, chưa có sự liên kết dữ liệu và truy xuất dữ liệu về một nhà thầu để phục vụ cho công tác quản lý thuế tốt hơn. Do đó cần xây dựng được một chương trình quản lý chung đối với các NTNN trên phạm vi toàn quốc; ngoài ra còn có sự liên kết và phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan như Sở Kế hoạch và đầu tư, Cơ quan Công an (bộ phận xuất nhập cảnh), Kho bạc nhà nước, Cơ quan thuế, ngân hàng thương mại… để nắm rõ được quá trình hoạt động của các NTNN từ khi bắt đầu hoạt động đến khi kết thúc. Vì thời gian hoạt động của các NTNN có thể kéo dài nhiều năm nhưng cũng có thể vài ngày tùy theo tính chất công việc. Do vậy, xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu rõ ràng, minh bạch sẽ quản lý các NTNN hiệu quả và góp phần trong công tác chống thất thu thuế.