ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Để hoạt động quản lý được hiệu quả thì công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh hết sức quan trọng. Các Sở, ngành mà cơ quan thuế thường xuyên phối hợp: Sở Kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, Cơ quan Công an, Cơ quan Hải quan, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại…
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp trong hoạt động cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế thông qua chơ chế một cửa liên thông; xác minh thông tin trong hoạt động quản lý thuế, phối hợp trong hoạt động thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp người nộp thuế không còn hoạt động, bỏ trốn, mất tích…
- Ban Quản lý khu công nghiệp: Phối hợp trong hoạt động cấp giấy phép đầu tư dự án, các nhà thầu thực hiện dự án trong khu công nghiệp…
- Cơ quan Công an: Thực hiện quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Cảnh sát đã có quy chế phối hợp số 1527/QCPH/TCT-TCCS
66
ngày 31/10/2007 trong đấu tranh phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế; Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế và Công an tỉnh Thừa Thiên Huế có Kế hoạch số 3998/KH-LN ngày 21/5/2019 về triển khai quy chế phối hợp trong đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực thuế giai đoạn 2019- 2023 (thay thế cho Kế hoạch số 1252/KH-LN ngày 07/4/2008). Hoạt động phối hợp giữa Cơ quan Thuế và Cơ quan Công an được triển khai thường xuyên: Cơ quan Thuế cung cấp thông tin cho Cơ quan Công an trong trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, vi phạm về thuế cần phải điều tra, xác minh làm rõ; Cơ quan Công an yêu cầu Cơ quan Thuế cung cấp thông tin về thực hiện nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế, thực hiện giám định tư pháp về thuế đối với các vụ việc phức tạp. Ngoài ra, giữa hai cơ quan còn trao đổi thông tin về các hoạt động xuất nhập cảnh; thông báo các doanh nghiệp không còn hoạt động; phối hợp trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế…
- Cơ quan Hải quan: Giữa Cơ quan Thuế và Cơ quan Hải quan thực hiện phối hợp theo Quyết định số 2413/QĐ-BTC ngày 23/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế. Quy chế quy định cụ thể việc trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế các cấp, bao gồm: Trao đổi, cung cấp thông tin về người nộp thuế thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu; Phối hợp đánh giá và áp dụng kết quả đánh giá tuân thủ, xếp hạng rủi ro doanh nghiệp trong quản lý hải quan, quản lý thuế; Phối hợp đánh giá, công nhận và áp dụng chế độ ưu tiên trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với doanh nghiệp được công nhận theo quy định của pháp luật; Phối hợp thực hiện các biện pháp thu hồi nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế, hải quan; Phối hợp xử lý những bất cập, vướng mắc trong quy trình nghiệp vụ và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý hải quan, quản lý thuế...
67
- Kho bạc Nhà nước: Cơ quan Thuế và Kho bạc nhà nước phối hợp trong hoạt động thu nộp NSNN, hoàn thuế cho các doanh nghiệp…
- Các Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại có trách nhiệm phối hợp trong hoạt động thu NSNN: Phối hợp với cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế; xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử; Truyền, nhận thông tin chứng từ nộp thuế điện tử, chuyển tiền thanh toán các khoản thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật; Hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp thuế điện tử; Bảo mật thông tin của người nộp thuế, người khai hải quan theo quy định của pháp luật.