Đối với Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thuế đối với nhà thầu nước ngoài tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 101 - 103)

Thừa Thiên Huế

Để thực hiện thành công Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 10 tháng 12 năm 2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là cơ hội để tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025. Để đạt mục tiêu thu ngân sách Nhà nước tăng 12 - 13%/năm; phấn đấu cân bằng ngân sách vào năm 2025 thì Tỉnh ủy, HĐND, UBND cần có các chủ trương, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trước mắt cần quy hoạch để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp; cải cách hành chính trong việc cấp giấy phép đầu tư, đăng ký

93

kinh doanh; tăng cường ưu đãi về tiền thuê đất: miễn, giảm tiền thuê đất; ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư…

Tận dụng lợi thế về điều kiện thiên nhiên: Hệ thống đầm phá Tam Giang, bờ biển dài và đẹp, Vườn Quốc gia Bạch Mã… để thu hút đầu tư các khu du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng; nghiên cứu và đánh giá tác động về môi trường để xây dựng hệ thống cáp treo lên Vườn Quốc gia Bạch Mã…nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Các nhà lãnh đạo tỉnh phải xây dựng được cơ chế đặc thù để Trung ương xem xét và phê duyệt để Tỉnh chủ động trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.

Thừa Thiên Huế có nền công nghiệp chưa phát triển do đó cần thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên không thể thu hút đầu tư bằng mọi giá mà phải lựa chọn các dự án thân thiện với môi trường: các dự án năng lượng mặt trời, năng lượng gió…; thu hút đầu tư các ngành công nghiệp phụ trợ, các dự án sản xuất trang thiết bị y tế…

Xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trẻ năng động, linh hoạt để công tác quản lý và điều hành được nhanh nhạy hơn.

Triển khai xây dựng ứng dụng liên kết được các cơ quan, ban ngành trong toàn; xây dựng quy chế phối hợp chung, chỉ rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cơ quan, ban ngành trong việc thực hiện quy chế tránh đùn đẩy trách nhiệm, không thực hiện công tác phối hợp.

Khi có nhiều dự án đầu tư và phát triển kinh tế thì bộ mặt nền kinh tế của tỉnh sẽ thay đổi, số thu NSNN sẽ tăng lên, tiến tới cân bằng được ngân sách theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

94

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thuế đối với nhà thầu nước ngoài tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)