FDI trên địa tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1.1 Tổng quan chung về đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh TT-Huế a. Vị trí địa lý, hạ tầng, dân cư:
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên giới với Lào) và giáp biển Đông. Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,5 ha (theo niên giám thống kê năm 2013), kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây);
Về hạ tầng giao thông: Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầy đủ các loại hình giao thông: về hàng không, có cảng Hàng không quốc tế Phú Bài cách thành phố Huế 15 km về phía Nam, có khả năng đón các loại máy bay lớn như Airbus A-320, Boeing 737; Về cảng biển: Có các Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế 12 km, đảm bảo cho tàu có trọng tải 2.000 tấn cập cảng; và Cảng nước sâu Chân Mây (huyện Phú Lộc) cách thành phố Huế 49km về phía Nam, đã được xây dựng xong, có thể đón tàu trọng tải tới 50.000 tấn; về đường bộ, đường sắt đều có thuận lợi về vận chuyển hàng hóa và hành khách…
45
b. Điều kiện tự nhiên
Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt: Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng; địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét; đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2. Hệ thống Đầm phá: Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai trải dài 68 km thuộc địa phận năm huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, và Phú Lộc với diện tích 22.000 ha.
c. Về tài nguyên khoáng sản:
Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng.
d. Về hệ thống di tích, lịch sử văn hóa:
Thừa Thiên Huế là kinh đô của nhà Nguyễn nên có nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi bật, đặc biệt trong đó có 02 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới: Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1993 và Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.
e. Về địa giới hành chính:
Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và 06 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông).
46
f. Về kinh tế - xã hội:
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu chủ yếu về KT-XH giai đoạn 2017 - 2020
TT CHỈ TIÊU CHỦ YẾU KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
2017 2018 2019 2020
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) (%) 7,76 7,15 7,18 2,06 - Các ngành dịch vụ tăng (%) 6,41 7,11 7,39 -0,79 - Công nghiệp - xây dựng tăng (%) 12,69 8,73 11,32 6,21 - Nông - lâm - ngư nghiệp tăng (%) 2,74 3,16 -4,13 1,34 2 Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người (GDP) (USD) 2.100 1.793 2.007 2.120 3 Giá trị xuất khẩu (triệu USD) (Giá trị xuất khẩu của công ty Alcan) 800 920 950 800 4 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (1.000 tỷ đồng) 19.000 20.500 22.700 24.500 5 Thu ngân sách Nhà nước tăng (%) (tỷ đồng) 6.772 7.236 7.787 8.455
(Nguồn: Các Báo cáo của UBND tỉnh TT-Huế giai đoạn từ 2017-2020)5
Trong giai đoạn 2017-2019 các chỉ tiêu cơ bản về tình hình kinh tế xã hội đều tăng trưởng tốt với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP trên 7%, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm mà tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra.
2.2.1.2 Tổng quan về hoạt động đầu tư FDI tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập lại từ tình Bình Trị Thiên cũ vào năm 1989, trong giai đoạn hơn 30 năm (1989-2020), tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế là khoảng 7,2%/năm. Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2020 gấp hơn 80 lần so với năm 1990.
Đóng góp vào sự phát triển đó thì ngoài các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… thì vai trò của các nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài cũng góp 1 phần rất quan trọng trong thành công đó.
Những năm trở lại đây, Thừa Thiên Huế đã vươn lên là một trong những tỉnh, thành phố nằm trong tốp đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI
5 Báo cáo số 264/BC-UBND ngày 06/12/2017, Báo cáo số 330/BC-UBND ngày 03/12/2018, Báo cáo số 330/BC-UBND ngày 06/12/2019, Báo cáo số 420/BC-UBND ngày 02/12/2020.
47
với nhiều dự án hàng tỷ USD. Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, các dự án FDI tại Thừa Thiên Huế thời gian qua đã thu hút vốn lớn, công nghệ và quản lý hiện đại, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động. Đến nay, tỉnh đã thu hút 110 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,82 tỷ USD. Hiện nay, có 76 dự án đã đi vào hoạt động, 09 dự án đang triển khai xây dựng, 25 dự án đang tạm dừng hoạt động và chưa triển khai6. Một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh đang triển khai có hiệu quả, giải quyết việc làm và đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách của tỉnh như: dự án sản xuất bia của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam (Đan Mạch); dự án sản xuất xi-măng của Công ty Luks Việt Nam (Hồng Kông - Trung Quốc); dự án Khu du lịch Laguna Lăng Cô (Singapore); các dự án dệt may lớn: Scavi (Pháp), Hanesbrand (HbI-Mỹ), MSV (Nhật Bản), Takson- Hanex (Hàn Quốc); dự án nuôi tôm công nghiệp bằng công nghệ Greenhouse của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam… Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau với những sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao vị thế của tỉnh ở trong nước và quốc tế. Đáng chú ý, dự án Laguna Lăng Cô đã tăng vốn đầu tư từ 875 triệu USD lên hai tỷ USD.
Bên cạnh đó, câu lạc bộ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Thừa Thiên Huế được thành lập ngày 15/6/2018, nhằm mục đích liên kết, hợp tác không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau về kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và của tỉnh trong lĩnh vực kinh tế nói chung, trong đó có đầu tư nước ngoài, góp phần hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế và
48
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên Huế của từng doanh nghiệp tham gia.
Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ ưu tiên các lĩnh vực thu hút đầu tư FDI trong thời gian tới sẽ là các dự án du lịch nghỉ dưỡng ven biển, đầm phá; Xây dựng cảng biển, dịch vụ hầu cầu cảng, logistics, cảng du thuyền; Hạ tầng Khu đô thị, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu phi thuế quan; Công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ; Chế biến nông lâm thủy sản; Năng lượng mới, năng lượng tái tạo; Giáo dục và đào tạo.
Đóng góp của các doanh nghiệp FDI cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong số thu của ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp FDI thường chiếm xấp chỉ 1/3 tổng số thu NSNN do cơ quan thuế quản lý, tỷ lệ tăng trưởng trong số thu NSNN của các doanh nghiệp FDI cũng rất tốt.
Bảng 2.5: Số thu NSNN giai đoạn 2017-2020
(Đơn vị tính: tỷ đồng) Năm Tổng thu NSNN Thu từ khu vực ĐTNN Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2017 6.185,60 1.920,56 31,05% 2018 6.800,00 2.112,06 31,06% 10% 2019 7.910,00 2.345,00 29,65% 11% 2020 8.553,00 2.486,00 29,07% 6%
Nguồn: Báo cáo tổng kết Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 7
Các doanh nghiệp FDI luôn chiếm tỉ trọng trên dưới 30% tổng số thu NSNN của tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó Công ty Carlberg Việt Nam có số thu NSNN lớn nhất. Như vậy, vai trò của các doanh nghiệp FDI trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế là không thể phủ nhận. Các doanh nghiệp góp phần cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và tạo ra nhiều công ăn việc làm…
7 Báo cáo tổng kết thực hiện công tác thuế năm 2017 số 7860/CT-BC ngày 18/12/20217; Báo cáo tổng kết năm 2018, Báo cáo số 10593/CT-BC ngày 24/12/2019; Báo cáo số 1782/BC-CTTTH ngày 22/12/2020.
49
Do đó, để tăng cường thu hút đầu tư nói chung và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng cần phải có nhiều chính sách ưu đãi, thông thoáng trong các thủ tục cấp phép, phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ để có nhiều nhà đầu tư đến tìm kiếm cơ hội đầu tư…