Kinh nghiệm quốc tế và trong nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thuế đối với nhà thầu nước ngoài tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 38)

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế

Tất cả các nước trên thế giới khi xuất hiện nhà nước thì đều cần có nguồn tài chính để duy trì hoạt động và thuế là nguồn thu chủ yếu để phục vụ

30

cho hoạt động chi tiêu của Nhà nước. Lần đánh thuế đầu tiên được biết đến diễn ra ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN. Ngày nay, các Chính phủ để có các cơ quan thực hiện chức năng thu thuế khác nhau và quy định về thuế cũng khác nhau tùy theo điều kiện phát triển của mỗi nước.

a) Kinh nghiệm Trung Quốc, Thuế đầu tư nước ngoài, có 14 loại thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và người nước ngoài có phát sinh thu nhập bao gồm: thuế GTGT, thuế tiêu thụ, thuế kinh doanh, thuế TNDN đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài, thuế TNCN, thuế tài nguyên, thuế tăng giá trị đất, thuế bất động sản đô thị, thuế giấy phép sử dụng phương tiện vận chuyển, thuế tem, thuế chứng thư, thuế sát sinh, thuế nông nghiệp và thuế xuất nhập khẩu.

Hồng Kông, Macau, Đài Loan và người Hoa kiều và doanh nghiệp của họ bị đánh thuế như người nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài. Để thu hút vốn, công nghệ và thông tin Trung Quốc đã ban hành nhiều ưu đãi thuế cho đầu tư nước ngoài và đã ký kết hiệp định về thuế.

b) Kinh nghiệm Đài Loan. Thuế NTNN được quy định tại Luật thuế TNDN, theo đó doanh nghiệp thành lập theo luật pháp nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài) có hay không có tồn tại cơ sở thường trú tại Đài Loan sẽ phải nộp thuế NTNN tại Đài Loan.

Thuật ngữ “cơ sở kinh doanh cố định” trong Luật thuế thu nhập của Đài Loan nhằm chỉ một địa điểm cố định thực hiện hoạt động kinh doanh, bao gồm các văn phòng điều hành, chi nhánh, xí nghiệp, cửa hàng, nhà kho, mỏ, công trường xây dựng; không bao gồm nhà kho với chỉ sử dụng với mục đích mua hàng và các cửa hàng không sử dụng cho việc chế biến hoặc sản xuất sản phẩm. Doanh nghiệp Đài Loan ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài sẽ khấu trừ số thuế doanh nghiệp nước ngoài phải nộp trước khi trả tiền cho doanh nghiệp nước ngoài. Số tiền thuế NTNN được tính trên toàn bộ số tiền doanh nghiệp Đài Loan phải trả cho doanh nghiệp nước ngoài. Đối với thuế

31

GTGT, trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ cho đối tác Đài Loan mà không có cơ sở kinh doanh cố định tại Đài Loan thì công ty Đài Loan - với vai trò là người sử dụng dịch vụ sẽ là đối tượng phải nộp thuế GTGT. Thuế NTNN được khấu trừ khi doanh nghiệp Đài Loan thực hiện chi trả thu nhập và được nộp vào kho bạc vào ngày 10 đầu tháng sau tháng phát sinh hoạt động chi trả thu nhập. Chứng nhận khấu trừ thuế NTNN được phát hành vào ngày 10 tháng 02 hàng năm. Thuế suất thuế TNDN phổ thông đối với NTNN tại Đài Loan là 20% và có thể thấp hơn, tùy thuộc vào các quy định tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ký giữa Đài Loan và các nước.

c) Kinh nghiệm Singapore, Các loại hình thu nhập thuộc diện chịu thuế và thuế suất tương ứng:

- Lãi suất, tiền hoa hồng, doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản: 15%; - Tiền bản quyền: 10%;

- Phí quản lý, hỗ trợ trong việc quản lý/điều hành bất kì thương mại, kinh doanh hay nghề nghiệp: 18%;

- Doanh thu từ các hoạt động tàu biển: 1% - 10%;

Căn cứ để xác định NTNN có phải nộp thuế hay không phụ thuộc vào việc có cơ sở thường trú tại Singapore hay không. Các NTNN được xác định là cư trú sẽ tuân thủ các quy định về kê khai và nộp thuế như đối với các doanh nghiệp thành lập theo luật pháp của Singapore. Các nhà thầu nước ngoài không cư trú sẽ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nguồn. Mức thuế suất thuế NTNN có thể được thay đổi nếu nhà thầu nước ngoài thuộc các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Singapore. Công tác quản lý thuế NTNN của Singapore được tin học hóa rất cao.

Qua tìm hiểu chính sách thuế đối với NTNN của một số nước, có thể nhận thấy thuế đối với NTNN đã được triển khai và áp dụng từ lâu và phổ biến hầu hết ở các quốc gia trên thế giới từ những nước có nền kinh tế phát triển như Trung Quốc, Singapore… đến các nước đang phát triển khác với

32

điều kiện kinh tế và xã hội có những nét cũng tương đồng hoặc gần như Việt Nam. Chính sách thuế này đã thực hiện được vai trò của nó trong việc đảm bảo được nguồn thu từ các tổ chức, cá nhân là NTNN, tạo sự công bằng cho các đối tượng bên trong cũng như bên ngoài quốc gia đó. Ngoài ra, do điều kiện về nền kinh tế, chính trị và sự phát triển hệ thống thuế của mỗi nước là khác nhau nên chính sách về thuế NTNN đã được xây dựng, đưa ra, thực thi cũng có điểm khác nhau. Tuy nhiên, một số đặc tính cơ bản thể hiện bản chất của thuế này thì hầu hết các nước đã được phản ánh trong chính sách.

Qua việc tìm hiểu chính sách thuế nhà thầu của các nước, chúng ta có thể rút ra một số nhận định cũng như những kinh nghiệm như sau:

Về đối tượng chịu thuế: là thu nhập của các tổ chức và cá nhân không thành lập theo luật pháp nước sở tại, hoạt động kinh doanh có thu nhập phát sinh tại nước sở tại, thường là tiền lãi vay, tiền bản quyền, cổ tức, thu nhập từ bán tài sản, cung cấp dịch vụ kèm theo...

Về đối tượng nộp thuế: Trường hợp NTNN hoạt động thông qua một cơ sở thường trú, thì NTNN nộp thuế trực tiếp. Trường hợp NTNN hoạt động không hình thành cơ sở thường trú, bên doanh nghiệp nước sở tại ký hợp đồng khấu trừ và nộp thuế thay. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có quy định khác nhau về cơ sở thường trú hoặc không thường trú.

Về hệ thống văn bản pháp luật liên quan: quy định về thuế đối với NTNN thường nằm trong Luật thuế liên quan như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN... Các nước không xây dựng quy định riêng về thuế NTNN.

Về cách quản lý thu: Đối với trường hợp NTNN hoạt động không thông qua cơ sở thường trú, nhìn chung, các nước đều áp dụng hình thức khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập cho các NTNN. Đây là cách quản lý thu hiệu quả, thuận tiện cho cả người nộp thuế là các NTNN và cho cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan thuế.

Đối với trường hợp NTNN hoạt động thông qua cơ sở thường trú, NTNN được quản lý như đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật của nước

33

sở tại. Quy định này nhằm giúp cơ quan thuế đảm bảo việc quản lý chặt chẽ đối với các NTNN.

1.3.2.Kinh nghiệm trong nước

Từ khi Việt Nam bắt đầu chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế thì các chính sách về thuế bắt đầu điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Từ năm 1991, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 03-TC/GTBĐ ngày 04/01/1991 Hướng dẫn thực hiện thu thuế cước các tàu biển nước ngoài đến kinh doanh vận chuyển hàng hóa tại các cảng biển trên lãnh thổ Việt Nam. Qua nhiều lần thay đổi, đến năm 2014 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

Chính sách về thuế nhà thầu được áp dụng thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, ở địa phương nào có chính sách thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội tốt thì địa phương đó có lợi thế trong việc huy động nguồn thu NSNN từ các NTNN. Các doanh nghiệp có các dự án đầu tư lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn FDI (là khu vực hoạt động chính của các NTNN) trong những năm qua đều tăng nhanh do Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách thu hút đầu tư và các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam với lợi thế là nguồn tài nguyên dồi dào, chi phí nhân công rẻ…

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp FDI nhưng điều cốt yếu tạo sự hấp dẫn và giữ chân nhà đầu tư là môi trường đầu tư kinh doanh ổn định, minh bạch; lực lượng lao động có kỹ năng dồi dào và công nghiệp hỗ trợ phát triển, đảm bảo liên kết hiệu quả giữa khu vực FDI và khu vực trong nước.

Như vậy, thu hút đầu tư ngoài chính sách vĩ mô của nhà nước thì mỗi địa phương có những chính sách khác nhau, phù hợp với lợi thế của địa phương mình. Mỗi địa phương có mỗi lợi thế về nguồn lực (nguồn tài nguyên

34

thiên nhiên, nguồn nhân lực, nguồn vốn…) để phát triển kinh tế - xã hội riêng; biết khai thác các lợi thể để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước bằng những chính sách cụ thể sẽ tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội của địa phương đó phát triển. Khi các doanh nghiệp FDI đầu tư càng nhiều dự án thì sẽ kéo theo nhiều NTNN đến thực hiện dự án và số thu từ các NTNN sẽ tăng nhanh. Vì vậy, mỗi địa phương phải chủ động trong công tác quản lý thuế của mình để quản lý đầy đủ các nhà đầu tư, các nhà thầu; bên cạnh đó, cần thường xuyên phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong hoạt động quản lý thuế, hạn chế tối đa thất thu thuế từ các hoạt động của các NTNN nói riêng.

Tiểu kết Chương 1

Chương I đã trình bày cơ sở lý luận và một số vấn đề cơ bản về công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với NTNN nói riêng. Nghiên cứu bối cảnh ra đời của chính sách thuế nhà thầu. Bên cạnh đó, Chương I cũng đã trình bày các khái niệm về nhà thầu nước ngoài và thuế nhà thầu nước ngoài trên cơ sở các văn bản pháp luật, từ đó chỉ ra một số vai trò, đặc điểm riêng của thuế NTNN; trình bày một số mục tiêu, nguyên tắc về quản lý thuế đối với NTNN. Trong Chương I cũng trình bày các nội dung của công tác quản lý thuế nói chung theo Luật Quản lý thuế. Ngoài ra, luận văn còn tìm hiểu và tóm lược chính sách thuế NTNN của một số nước trên thế giới có trình độ phát triển tương tự như Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng chính sách thuế đối với NTNN phù hợp.

35

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Tổng quan công tác quản lý thuế và công tác quản lý thuế đối với nhà thầu nước ngoài ở Việt Nam với nhà thầu nước ngoài ở Việt Nam

Sau Cách mạng tháng 8 thành công và thành lập ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh trong đó có một số sắc lệnh liên quan đến bãi bỏ các chính sách lạc hậu, vô lý và trái ngược với chế độ Nhà nước Dân chủ cộng hòa.

Ngày 10/09/1945 Chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 27/SL đặt ra Sở Thuế quan và thuế gián thu (trực thuộc Bộ Tài chính) và ngày này được lấy là ngày truyền thống của Ngành thuế Việt Nam.

Từ sau thời kỳ đổi mới (năm 1986 đến nay), hệ thống thuế trải qua nhiều lần cải cách và hiện đại hóa. Lần cải cách và hiện đại hóa gần đây nhất là theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 được ban hành theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, Cải cách và hiện đại hóa ngành thuế được thực hiện trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 mà Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra với mục tiêu:

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Chính sách tài chính quốc gia phải động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội; phân phối lợi

36

ích công bằng. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỉ lệ tích luỹ hợp lý cho đầu tư phát triển; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách.

Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn. Tăng cường vai trò giám sát ngân sách của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

Trong giai đoạn từ 2011-2020 hệ thống chính sách thuế bao gồm các sắc thuế, phí và lệ phí chủ yếu sau đây:

(1) Thuế giá trị gia tăng; (2) Thuế tiêu thụ đặc biệt; (3) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; (4) Thuế thu nhập doanh nghiệp; (5) Thuế thu nhập cá nhân; (6) Thuế tài nguyên; (7) Thuế sử dụng đất nông nghiệp; (8) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; (9) Thuế bảo vệ môi trường; (10) Các khoản phí và lệ phí.

Kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, toàn ngành Thuế luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu thu NSNN được giao, tỷ lệ huy động thu NSNN bình quân trên GDP đạt khoảng 24%, trong đó tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt xấp xỉ 21% (so với giai đoạn 2006-2010 là 23,6%). Cơ cấu thu NSNN có chuyển biến tích cực, thu nội địa chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN, đến năm 2020 dự kiến đạt khoảng 84%, đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 (84-85%), có sự gia tăng đáng kể so với các giai đoạn trước (giai đoạn 2006 - 2010 là 58,9%, giai đoạn 2011-2015 là 68%), đảm bảo theo đúng định hướng Chiến lược là tăng dần tỷ trọng từ nguồn thu trong nước để bù đắp thuế xuất nhập khẩu giảm do thực hiện các cam kết khi Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực.

37

Cơ cấu thu trong tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) theo thành phần kinh tế có sự thay đổi tích cực theo đúng định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước: Thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh là 19,5% (giai đoạn 2006 - 2010 là 17,5%); thu từ DN đầu tư nước ngoài là 18,4% (giai đoạn 2006-2010 là 17,8%); thu từ khu vực DN nhà nước là 18,9% (giai đoạn 2006-2010 là 29,7%).2

Thực tiễn kết quả của quá trình cải cách hệ thống chính sách thuế trong giai đoạn 2011-2020 về cơ bản đã đảm bảo phù hợp với định hướng và các nội dung theo Quyết định số 732/QĐ-TTg, đồng thời cho thấy kết quả tích cực về huy động nguồn tài chính phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước: quy mô thu ngân sách nhà nước từ thuế luôn được mở rộng, cơ cấu thu đã và đang được thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng từ nguồn thu nội địa, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trên cơ sở thực hiện thành công Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 được ban hành theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang xây dựng và trình Chính phủ nội dung công Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030 với các mục tiêu như sau:

Đổi mới đồng bộ hệ thống chính sách thuế để thực hiện các mục tiêu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thuế đối với nhà thầu nước ngoài tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)