tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020
a. Số lượng NTNN:
Tính đến thời điểm năm 2020, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp mã số thuế cho 155 nhà thầu chính, nhà thầu phụ nước ngoài thông qua các công ty, tổ chức hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó có 124 mã số thuế của nhà thầu chính, nhà thầu phụ đang còn hoạt động và 31 mã số thuế nhà thầu chính, nhà thầu phụ đã ngừng kinh doanh hoặc đã hoàn tất hợp đồng với chủ đầu tư, trong số này, có một số nhà thầu khi đã hoàn thành hợp đồng nhưng không hoàn thành các thủ tục quyết toán hợp đồng về thuế nhà thầu.
Trong giai đoạn 2017-2020 số lượng mã số thuế cấp mới cho các nhà thầu, nhà thầu phụ như sau (Phụ lục 2.2-Trang 102):
Nguồn: Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) - Cục thuế Thừa Thiên Huế. b. Đóng góp của các NTNN về phát triển kinh tế xã hội:
Như đã đề cập ở phần trước, khi các doanh nghiệp FDI đến đầu tư dự án thì thường kéo theo các NTNN đến để cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho dự án mà có thể các doanh nghiệp ở địa phương không thể cung cấp hoặc cung cấp không phù hợp yêu cầu của các nhà đầu tư. Hoặc là nhà đầu tư đã có các công ty con chuyên cung cấp các hàng hóa, dịch vụ đó để phục vụ cho dự án đầu tư.
Đóng góp của các NTNN xét ở 2 khía cạnh khác nhau:
Ở mặt tích cực: Các NTNN sẽ mang những công nghệ mới, những phương pháp thi công, xây dựng hiện đại hoặc cung cấp các dịch vụ về sáng chế, bản quyền mới mà tại địa phương chưa có được, phương pháp quản lý mới sẽ giúp cho các nhà quản lý ở địa phương tích lũy được kinh nghiệm từ
50
hoặc động thực tiễn, từ đó nâng cao khả năng, trình độ của mình. Bên cạnh đó, khi dự án đầu tư, các NTNN thực hiện dự án thì có thể kéo theo một số dịch vụ hỗ trợ cho NTNN, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp cũng như lao động ở địa phương.
Ở khía cạnh tiêu cực: Đối với các hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn hoặc các loại máy móc thiết bị mà các nhà thầu trong nước có thể cung cấp và đảm bảo chất lượng nhưng các chủ dự án vẫn giao cho các NTNN cung cấp thì sẽ không thúc đẩy nền kinh tế trong nước tăng trưởng mà còn có thể làm giảm tỉ lệ tăng trưởng của nền kinh tế.
c. Kết quả thu ngân sách đối với NTNN
Bảng 2.6: Số thu từ thuế NTNN giai đoạn 2017-2020 Năm Tổng thu NSNN (tỷ đồng) Thu thuế từ các NTNN
(tỷ đồng) Tỷ lệ thuế NTNN/Tống số thu(%) Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2017 6.185,60 37,41 0,60% 2018 6.800,00 45,88 0,67% 23% 2019 7.910,00 43,89 0,55% -4% 2020 8.553,00 40,00 0,47% -9%
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết Cục Thuế tỉnh TT-Huế, Hệ thống quản lý thuế tập trung TMS)
Từ số liệu bảng trên ta thấy, tỉ trọng thu NSNN của các nhà thầu chiếm chưa đến 1% trong tổng số thu NSNN do cơ quan thuế quản lý. Tuy nhiên, nếu xét rộng ra, tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh có số lượng doanh nghiệp không nhiều và đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa, địa bàn phân bố rộng thì số thu từ thuế nhà thầu là chiếm một phần quan trọng trong số thu NSNN của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế. Số thu từ các NTNN còn lớn hơn số thu của một số CCT được Cục Thuế tỉnh giao dự toán thu thuế hàng năm (Năm 2019: CCT Nam Đông 24,58 tỷ, CCT A Lưới: 21,48 tỷ; năm 2020: CCT Nam Đông 24,36 tỷ, CCT A Lưới: 23,78 tỷ).
51
Do vậy, quản lý tốt nguồn thu từ thuế nhà thầu sẽ góp phần quan trọng nhằm bù đắp sự thiếu hụt ở một số lĩnh vực thu khác. Đặc biệt là trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh liên tục thì một số khoản thu từ các lĩnh vực dịch vụ, du lịch… sẽ không thể tăng trưởng như theo kế hoạch đề ra.