nhà nước theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2030 khoảng 3% GDP; đồng thời phải đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.”; “Sửa đổi hệ thống luật và chính sách thuế, phí, lệ phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư. Mở rộng cơ sở thu, bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ các thủ tục nộp thuế, phí của người dân và doanh nghiệp…”
Trong quan điểm chỉ đạo chung của Đảng về sửa đổi hệ thống luật và chính sách thuế trong đó có các chính sách về thuế NTNN nhằm đảm bảo bao quát được hết các nguồn thu, chống thất thu cho NSNN và bảo đảm rằng tất cả các NTNN đều hiểu và chấp hành tốt chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế Huế
a.Quan điểm:
- Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công
81
nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa cả về kinh tế - xã hội, chính trị, quốc phòng và an ninh; không chỉ là của riêng Thừa Thiên Huế mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
- Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế phải trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của vùng, nhất là sự kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc, phong phú với cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, vị trí cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây và con người Huế. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; giữa đô thị hóa với xây dựng nông thôn mới. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển; giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản, trong đó bảo tồn là cốt lõi; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản; giữa hỗ trợ của Trung ương và nỗ lực của địa phương.
- Tập trung nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ tiên tiến, hiện đại; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp, tăng cường cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển hạ tầng giao thông, đô thị và những ngành, lĩnh vực kinh tế có tiềm năng, lợi thế.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; phát huy sức mạnh của cả hệ thống
82
chính trị và toàn xã hội; phát huy cao độ truyền thống văn hóa, cách mạng; sự năng động, thông minh, sáng tạo và tự lực, tự cường của người dân Huế.
b.Mục tiêu, chỉ tiêu:
- Mục tiêu:
Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; đến năm 2030 là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu, một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.
- Chỉ tiêu:
Giai đoạn 2021–2025:
+ Tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản. Hoàn thành việc mở rộng thành phố Huế theo quy hoạch trước năm 2022.
+ Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân/năm: 7,5 - 8,5%. GRDP bình quân đầu người đến năm 2025: 3.500 - 4.000 USD. Cơ cấu kinh tế đến năm 2025: dịch vụ chiếm 53 - 54%; công nghiệp và xây dựng 31 - 32%; nông nghiệp 7 - 9% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6 - 7%. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 12%/năm. Thu ngân sách nhà nước tăng
83
bình quân 12 - 13%/năm; phấn đấu cân bằng ngân sách vào năm 2025. Kim ngạch xuất khâu tăng bình quân 10 - 12%/năm.
+ Về xã hội: Tỉ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025: 70 - 75%. Có 13 -14 bác sĩ/vạn dân và 58 - 60 giường bệnh/vạn dân. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều đến năm 2025: còn 2 - 2,2%. Tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025: 87% (trong đó, 20% đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao).
+ Về môi trường: 100% dân số sử dụng nước sạch vào năm 2025. Tỉ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đến năm 2025: 100%. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 56 – 57%.
c. Nhiệm vụ:
- Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng đổi mới sáng tạo để gia tăng giá trị sản xuất kinh doanh, tiếp cận kinh tế tri thức và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh các dịch vụ có lợi thế. Phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, sạch, có giá trị gia tăng cao đề tạo bước đột phá cho nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Nâng cao hiệu quả liên kết phát triển Vùng.
- Phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, bảo đảm sự hài hòa giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế.
- Đầu tư phát triển hài hòa kinh tế - xã hội các vùng gắn với thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.
- Phát triển kinh tế gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước và khu vực về văn hoá, du lịch.
- Hoàn thiện, phát triển trung tâm y tế chuyên sâu xứng tầm quốc gia và khu vực.
84
- Xây dựng, phát triển trung tâm giáo dục - đào tạo chất lượng cao của cả nước.
- Xây dựng trung tâm khoa học - công nghệ của khu vực miền Trung và cả nước.
- Quản lý xã hội bền vững; thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.
- Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh hợp tác, mở rộng quan hệ đối ngoại, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số.