Tổng quan công tác quản lý thuế và công tác quản lý thuế đối vớ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thuế đối với nhà thầu nước ngoài tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 53)

với nhà thầu nước ngoài ở Việt Nam

Sau Cách mạng tháng 8 thành công và thành lập ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh trong đó có một số sắc lệnh liên quan đến bãi bỏ các chính sách lạc hậu, vô lý và trái ngược với chế độ Nhà nước Dân chủ cộng hòa.

Ngày 10/09/1945 Chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 27/SL đặt ra Sở Thuế quan và thuế gián thu (trực thuộc Bộ Tài chính) và ngày này được lấy là ngày truyền thống của Ngành thuế Việt Nam.

Từ sau thời kỳ đổi mới (năm 1986 đến nay), hệ thống thuế trải qua nhiều lần cải cách và hiện đại hóa. Lần cải cách và hiện đại hóa gần đây nhất là theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 được ban hành theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, Cải cách và hiện đại hóa ngành thuế được thực hiện trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 mà Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra với mục tiêu:

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Chính sách tài chính quốc gia phải động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội; phân phối lợi

36

ích công bằng. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỉ lệ tích luỹ hợp lý cho đầu tư phát triển; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách.

Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn. Tăng cường vai trò giám sát ngân sách của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

Trong giai đoạn từ 2011-2020 hệ thống chính sách thuế bao gồm các sắc thuế, phí và lệ phí chủ yếu sau đây:

(1) Thuế giá trị gia tăng; (2) Thuế tiêu thụ đặc biệt; (3) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; (4) Thuế thu nhập doanh nghiệp; (5) Thuế thu nhập cá nhân; (6) Thuế tài nguyên; (7) Thuế sử dụng đất nông nghiệp; (8) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; (9) Thuế bảo vệ môi trường; (10) Các khoản phí và lệ phí.

Kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, toàn ngành Thuế luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu thu NSNN được giao, tỷ lệ huy động thu NSNN bình quân trên GDP đạt khoảng 24%, trong đó tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt xấp xỉ 21% (so với giai đoạn 2006-2010 là 23,6%). Cơ cấu thu NSNN có chuyển biến tích cực, thu nội địa chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN, đến năm 2020 dự kiến đạt khoảng 84%, đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 (84-85%), có sự gia tăng đáng kể so với các giai đoạn trước (giai đoạn 2006 - 2010 là 58,9%, giai đoạn 2011-2015 là 68%), đảm bảo theo đúng định hướng Chiến lược là tăng dần tỷ trọng từ nguồn thu trong nước để bù đắp thuế xuất nhập khẩu giảm do thực hiện các cam kết khi Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực.

37

Cơ cấu thu trong tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) theo thành phần kinh tế có sự thay đổi tích cực theo đúng định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước: Thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh là 19,5% (giai đoạn 2006 - 2010 là 17,5%); thu từ DN đầu tư nước ngoài là 18,4% (giai đoạn 2006-2010 là 17,8%); thu từ khu vực DN nhà nước là 18,9% (giai đoạn 2006-2010 là 29,7%).2

Thực tiễn kết quả của quá trình cải cách hệ thống chính sách thuế trong giai đoạn 2011-2020 về cơ bản đã đảm bảo phù hợp với định hướng và các nội dung theo Quyết định số 732/QĐ-TTg, đồng thời cho thấy kết quả tích cực về huy động nguồn tài chính phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước: quy mô thu ngân sách nhà nước từ thuế luôn được mở rộng, cơ cấu thu đã và đang được thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng từ nguồn thu nội địa, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trên cơ sở thực hiện thành công Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 được ban hành theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang xây dựng và trình Chính phủ nội dung công Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030 với các mục tiêu như sau:

Đổi mới đồng bộ hệ thống chính sách thuế để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đảm bảo tính ổn định, bền vững của quy mô nguồn lực; Có mức động viên hợp lý các nguồn lực cho NSNN góp phần thiết lập môi trường kinh tế cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế. Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn hoạt động, hiệu lực, hiệu quả; Công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp dựa trên ba nền tảng cơ bản: Thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; Nguồn nhân lực chuyên

2https://tapchitaichinh.vn/Chuyen-dong-tai-chinh/cai-cach-hien-dai-hoa-quan-ly-thue-dong-hanh-cung- nganh-tai-chinh-326932.html, truy cập ngày 11/05/2021

38

nghiệp, liêm chính, đổi mới; Công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh kinh tế số.

Hệ thống chính sách thuế tiếp tục được hoàn thiện đảm bảo thống nhất, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; Hệ thống thu ngân sách có kết cấu phù hợp, tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên bảo vệ mỗi trường, đảm bảo quy mô thu ngân sách có sự biến động thấp nhất giữa các khoản thu trước các biến động của nền kinh tế vĩ mô; Mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh; duy trì nguồn thu nội địa (không kê thu từ dầu thô) đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước.

Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 sẽ bao gồm 10 sắc thuế, phí và lệ phí chủ yếu sau đây: (1) Thuế giá trị gia tăng; (2) Thuế thu nhập doanh nghiệp; (3) Thuế tiêu thụ đặc biệt; (4) Thuế thu nhập cá nhân; (5) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; (6) Thuế bảo vệ môi trường; (7) Thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; (8) Thuế sử dụng đất nông nghiệp; (9) Các khoản thu về nhà, đất (gồm có: Tiền thuê mặt đất, mặt nước; Tiền sử dụng đất; Thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước); (10) Các khoản thu từ phí, lệ phí và thu khác ngân sách.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã họp và thông qua chương trình đổi mới kinh tế toàn diện theo ba hướng chính: Một là, chuyển đổi từ chính sách đơn thành phần sở hữu sang nền kinh tế nhiều thành phần với sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế; Hai là, chuyển từ cơ chế Nhà nước trực tiếp điều khiển các hoạt động của nền kinh tế bằng kế hoạch pháp lệnh, gắn với cơ chế bao cấp, sang cơ chế kinh tế thị trường với sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của từng doanh nghiệp; Ba là, chuyển từ kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp sang kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài.

39

Khi Đảng và Nhà nước cho phép mở cửa nền kinh tế thì các nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Quản lý nhà nước cũng phải phù hợp với thực tiễn khi các quan hệ kinh tế mới phát sinh, cần có các chính sách để điều chỉnh các quan hệ đó và trong đó có chính sách thuế.

Hệ thống văn bản đầu tiên có liên quan đến quản lý các NTNN ở Việt Nam được hình thành từ năm 1991, đó là Thông tư số 03-TC/GTBĐ ngày 4 tháng 01 năm 1991của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thu thuế cước đối với tàu biển nước ngoài đến khi kinh doanh vận chuyển hàng hoá tại các cảng việt nam hướng dẫn thu cước tàu biển đến kinh doanh ở Việt Nam.

Đối tượng nộp thuế cước là tất cả các loại phương tiện thuỷ (sau đây gọi là tàu biển) vào các cảng Việt Nam vận chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hoá giữa các cảng Việt Nam, bao gồm:

- Các tàu biển mà chủ tàu là người nước ngoài.

- Các tàu biển của Việt Nam hoặc của các tổ chức liên doanh nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cho cá nhân hoặc tổ chức kinh tế nước ngoài thuê chuyến hoặc thuê định hạn…

Từ Thông tư đầu tiên về quản lý thuế đối với các NTNN cho đến nay, nước ta đã có nhiều văn bản, chính sách thuế liên quan đến việc quản lý và thu thuế đối với các NTNN và hiện nay quản lý thuế đối với NTNN ở Việt Nam được áp dụng là Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại việt nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư ở một quốc gia hay một địa phương nào đó thì đã tìm hiểu kỹ về các chính sách pháp luật nói chung và các chính sách thuế nói riêng. Bên cạnh đó, họ còn tìm hiểu các chính sách ưu đãi, miễn giảm về thuế mà họ có thể được hưởng do đầu tư vào các ngành nghề hoặc địa bàn mà nhà nước hoặc địa phương đó khuyến khích phát triển. Vì mục đích cuối cùng của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận. Với các dự án lớn, có công nghệ phức tạp thì họ tìm kiếm các nhà thầu để

40

thực hiện dự án thay cho họ vì năng lực của các nhà thầu trong nước không đáp ứng được.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì các nhà đầu tư FDI đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng. Các quốc gia có vốn đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020:

Bảng 2.1: Một số quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2017 - 2020

(Đơn vị tính về vốn: Triệu USD)

T T Đối tác 2017 2018 2019 2020 Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký 1 Hàn Quốc 6.532 57.659,54 7.459 62.566,98 8.467 67.707,12 8.983 70.645,07 2 Nhật Bản 3.599 49.463,37 3.996 57.018,36 4.385 59.333,86 4.632 60.257,61 3 Đài Loan 2.535 30.911,72 2.589 31.444,37 2.807 16.264,80 3.123 18.459,74 4 Singapore 1.967 42.230,00 2.159 46.623,08 2.692 32.367,27 2.792 33.707,22 5 Trung Quốc 1.812 12.084,31 2.149 13.348,76 2.421 49.776,85 2.629 56.551,43 6 Hồng Kông 1.275 17.756,82 1.422 19.829,15 1.735 23.447,07 1.944 25.661,86 7 BritishVirginIslands

(Vương quốc Anh) 748 22.576,85 793 20.790,78 841 21.725,12 869 22.255,21

8 Malaysia 568 12.187,37 586 12.478,23 616 12.634,53 644 12.900,50 9 Thái Lan 486 8.640,42 528 10.439,45 560 10.901,32 603 12.873,88 10 Hà Lan 305 8.173,96 318 9.358,40 344 10.051,16 374 10.418,10

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn – ngày truy cập: 15/05/2020

Năm 2017: http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=38656&idcm=208 Năm 2018: http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=41920&idcm=208 Năm 2019: http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=44963&idcm=208 Năm 2020: http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=48566&idcm=208)

Từ bảng trên ta thấy, trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư lớn nhất vào Việt Nam thì có xu hướng tăng cả về số dự án và số vốn đăng ký. Điều đó cho thấy Việt Nam có nhiều sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhiều tỉnh, Thành phố đã rất thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) như: Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Thành

41

phố Hồ Chí Minh… Đây là những tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài tốt nhất cả nước và có số thu NSNN từ lĩnh vực ĐTNN rất lớn.

Bảng 2.2. Số lượng dự án đầu tư FDI và vốn đầu tư một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

S T T Năm 2017 2018 2019 2020 Tỉnh/Thành phố Số lượng dự án Số vốn đầu tư (tr.USD) Số lượng dự án Số vốn đầu tư (tr.USD) Số lượng dự án Số vốn đầu tư (tr.USD) Số lượng dự án Số vốn đầu tư (tr.USD) 1 Bắc Ninh 184 371,71 173 394,69 247 833,87 153 429,97 2 Bình Dương 189 1.356,46 215 1.216,58 243 1.546,59 133 783,90 3 Đồng Nai 83 1.002,38 125 988,99 121 1.296,70 69 405,04 4 Hà Nội 542 1.111,25 622 5.041,05 879 1.382,06 496 711,81 5 TP. Hồ Chí Minh 864 2.313,95 1.029 784,81 1.320 1.841,35 950 637,68

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/, truy cập ngày 20/5/2021)

Bảng 2.3: Dự toán thu NSNN toàn quốc năm 2017-2020

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2017 2018 2019 2020

Tổng Dự toán thu nội địa toàn

quốc 990.280 1.099.300 1.173.500 1.264.100

Dự toán Thu từ doanh nghiệp

có vốn ĐTNN 201.057 222.823 213.734 228.726

Tỷ lệ (%) 20,30% 20,27% 18,21% 18,09%

(Nguồn: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/solieungansachnhanuoc, truy cập ngày 20/5/2021)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, các doanh nghiệp FDI có số thu NSNN chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng số dự toán thu NSNN hàng năm. Các doanh nghiệp FDI là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhà nước ta đang hướng tới.

42

Khu vực vốn đầu tư FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, đóng góp khoảng 23,5% tổng đầu tư toàn xã hội (gần 20% GDP), chiếm trên 70% kim ngạch xuất khẩu 3... Ngoài ra doanh nghiệp FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển; Đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu NSNN; Gia tăng tỷ trọng xuất khẩu; Đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động;

Thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp FDI của Việt Nam thời gian tới sẽ vẫn được duy trì nhờ những nỗ lực của Việt Nam kiên trì mở rộng hội nhập quốc tế, cam kết mạnh mẽ mở cửa thị trường, xóa bỏ các rào cản đầu tư, thương mại thông qua những FTA thế hệ mới có hiệu lực như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA). Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tác động đến tâm lý nhà đầu tư và có thể thúc đẩy xu hướng dịch chuyển đầu tư sang các thị trường tiềm năng khác và Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn trong bối cảnh đó. Thêm nữa, công cuộc đổi mới của Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì, hướng vào cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh, minh bạch hóa thủ tục hành chính, niềm tin của giới kinh doanh và nhà đầu tư ngày càng được củng cố nhờ các nỗ lực hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển kinh tế tư nhân của Chính phủ kiến tạo.

Về tình hình chấp hành pháp luật thuế nói chung của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài là tương đối tốt, đặc biệt là các doanh nghiệp của Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp FDI chưa chấp hành tốt luật thuế và tìm cách trốn, tránh thuế bằng hình thức chuyển giá nên khi các cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý truy thu, xử phạt lên tới hàng trăm tỉ đồng. Điển hình như các doanh nghiệp: Heineken; Coca-cola…

3https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tam-quan-trong-cua-khu-vuc-fdi-doi-voi-phat-trien-kinh-te-xa- hoi-viet-nam-308893.html, truy cập ngày 11/5/2021

43

Về thực hiện pháp luật đối với NTNN thì cơ bản các nhà thầu đã thực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thuế đối với nhà thầu nước ngoài tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)