6. Kết cấu đề tài
5.1.4. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ
vụ xanh
Mức độ đô thị hóa tăng cao cùng với xu hướng gia tăng của tầng lớp trung lưu, sự thay đổi này khiến cho nhu cầu về sử dụng các hàng hóa có chất lượng cao tăng lên, đối với thực phẩm thì nhu cầu về mặt hàng chế biến cũng tăng cao. Khi sử dụng thực phẩm chế biến người ta không thể tự nếm hoặc dùng các công cụ cảm biến để đánh giá chất lượng và độ an toàn được nữa, thay vào đó người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ một số thương hiệu mà họ tin tưởng. Điều đó có nghĩa là để mở rộng thị phần cho các sản phẩm và dịch vụ xanh cần hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và mở rộng các kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ.
Xây dựng thương hiệu, đặc biệt phát triển thương hiệu gắn với yếu tố xanh ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của DN. Theo nghiên cứu của Công ty Nielsen Việt Nam, các thương hiệu có cam kết xanh và sạch có mức tăng trưởng bình quân khoảng 4%/năm. Đơn cử ngành hàng thực phẩm và nước giải khát, mức tăng trưởng nhanh hơn so với toàn thị trường từ 2,5-11,4%.
Theo đó, DN cần xây dựng niềm tin vào nhãn hàng thông qua các cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường.
Để các DN xây dựng thương hiệu hướng tới phát triển xanh thì nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chính phủ có thể hỗ trợ các tổ chức công nghiệp và nhà sản xuất theo hai hướng chung: đầu tư vào tăng cường thể chế, sử dụng thẩm quyền theo quy định pháp luật để tạo ra môi trường thuận lợi. Nhà nước quản lý, giám sát các khâu sản xuất nhằm tạo ra sự minh bạch mới giúp DN xây dựng được niềm tin với người tiêu dùng về sản phẩm và dịch vụ của mình. Nhà nước có thể giúp hình thành nên các tổ chức mạnh hơn bằng cách cấp ngân sách hỗ trợ kỹ thuật cho các nỗ lực như đánh giá tổ chức có sự tham gia, cải cách về quản trị và quản lý, tăng cường kỹ năng lãnh đạo, xây dựng các cơ chế học hỏi và trao đổi thông tin. Nhà nước cũng có thể sử dụng ngân sách trực tiếp cho các hoạt động có mục tiêu, giúp xây dựng các thương hiệu hàng hóa, dịch vụ xanh. Vì vậy, những năm tới nhà nước và DN cần tập trung thực hiện các giải pháp:
- Cục Xúc tiến thương mại cần hỗ trợ đối với DN trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu gắn với phát triển xanh và sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình cấp nhãn sinh thái của Việt Nam (Nhãn xanh Việt Nam).
- Xây dựng tiêu chí cho các sản phẩm ưu tiên trên thị trường, nâng cao nhận thức về chương trình Nhãn xanh Việt Nam. Đặc biệt, thúc đẩy việc công nhận lẫn nhau giữa Nhãn xanh Việt Nam và chương trình nhãn sinh thái của các nước khác, góp phần tạo thuận lợi cho DN trong việc tiếp cận, mở rộng thị trường.
- Việc hỗ trợ DN tổ chức, tham gia các hội chợ tiêu dùng xanh có uy tín trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện cho các DN gặp gỡ, duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống, xây dựng và phát triển khách hàng mới, góp phần hỗ trợ các DN, đặc biệt DN nhỏ và vừa quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Hỗ trợ các DN, công ty tổ chức ngày hội tiêu dùng xanh, hay tổ chức, xây dựng các kênh phân phối hàng hóa dịch vụ xanh.