Đặc điểm của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học cấp TRƯỜNG tên đề tài NGHIÊN cứu yếu tố ẢNH HƯỞNG tới HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH của NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 53 - 56)

6. Kết cấu đề tài

4.1.1. Đặc điểm của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Các yếu tố về nhân khẩu học có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi mua và sử dụng sản phẩm thực phẩm xanh của người tiêu dùng Hà Nội, trong nghiên cứu này tập trung làm rõ các đặc điểm về thu nhập, trình độ học vấn, cơ cấu lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội:

-Về thu nhập:

Trong báo cáo kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 đã công bố kết quả rõ nét trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô 5 năm qua là kinh tế liên tục tăng trưởng; tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 7,39%, đạt mục tiêu đề ra (từ 7,3% đến 7,8%), cao hơn giai đoạn 2010-2015. Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn của Hà Nội ước đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tương đương 45 tỷ USD; thu nhập bình quân ước đạt 130 triệu đồng/người/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương đi đầu về thu nhập bình quân đầu người trong năm 2020 dù bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh covid-19. Dù thu nhập cao hay thấp thì nhu cầu về thực phẩm vẫn là một nhu cầu cơ bản và cần phải đáp ứng, tuy nhiên nếu thu nhập cao hơn thì người tiêu dùng sẽ hướng tới những thực phẩm an toàn hơn và đóng góp những giá trị tích cực cho môi trường sinh thái. Những sản phẩm thực phẩm xanh là những thực phẩm nuôi trồng hoàn toàn tự nhiên và không sử dụng bất kì chất hóa học hay thuốc trừ sâu nào làm tổn hại môi trường đất và nước, thay vào đó người trồng phải sử dụng chất hữu cơ để chăm sóc cho cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây cũng dài hơn, do vậy chất lượng thực phẩm xanh là đảm bảo nhưng giá bán cao hơn xuất phát từ yếu tố chi phí. Với mức thu nhập cao là một yếu tố tiền đề để người tiêu dùng Hà Nội

quan tâm hơn tới sản phẩm thực phẩm xanh như là một sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng.

-Về trình độ học vấn:

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thành phố Hà Nội (2019) thì toàn thành phố có 2.709 trường và trung tâm giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giáo dục. Có khoảng 97.2% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học, là địa phương đạt tỉ lệ cao nhất cả nước. Toàn thành phố có khoảng 468 người có trình độ tiến sĩ, hơn 8.000 người có trình độ thạc sĩ và gần 70.300 người có trình độ đại học. Hà Nội là một trong những địa phương tập trung nhiều trường đại học và cao đẳng nhất cả nước, lực lượng lao động có trình độ cao này sau khi tốt nghiệp phần lớn ở lại định cư tại Hà Nội góp phần nâng cao trình độ học vấn của thành phố. Đánh giá chung, trình độ học vấn của người dân Hà Nội cao nhất cả nước và đây là một yếu tố góp phần thúc đẩy hành vi tiêu dùng thực phẩm xanh. Trình độ dân trí cao sẽ dễ dàng tiếp thu các xu hướng lớn của thế giới trong đó có xu hướng tiêu dùng xanh. Trình độ dân trí cao cũng giúp người tiêu dùng thành phố Hà Nội nhận thức sâu sắc sự tác động của sử dụng thực phẩm nâu tới sức khỏe và môi trường, ý thức được trách nhiệm của bản thân với môi trường sống, từ đó hướng tới hành vi tiêu dùng bền vững hơn thay vì hành vi tiêu dùng chỉ chú ý tới lợi ích cá nhân.

-Về quy mô dân số và cơ cấu lứa tuổi:

Tổng dân số của thành phố Hà Nội tại thời điểm 0 giờ ngày 01tháng 4 năm 2019 là 8.053.663 người, trong đó: Dân số nam là 3.991.919 người, chiếm 49,6%; dân số nữ là 4.061.744 người, chiếm 50,4%. Dân số sống ở khu vực thành thị là 3.962.310 người, chiếm 49,2% và ở khu vực nông thôn là 4.091.353 người, chiếm 50,8%. Hà Nội là Thành phố đông dân thứ hai của cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh (8.993.082 người). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong mười năm qua (2009-2019) của Hà Nội là 2,22%/năm, cao hơn mức tăng của cả nước (1,14%/năm) và cao thứ 2 trong vùng Đồng bằng sông Hồng, chỉ sau Bắc Ninh (2,90%/năm). Năm 2015 tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (15 - 64) của Hà Nội chiếm

69,23% và tỷ trọng dân số phụ thuộc là 30,76%. Năm 2020, các tỷ trọng tương ứng là 67,57% và 32,41%. Như vậy, dân số Hà Nội vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số "vàng", tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao gấp hai lần tỷ trọng dân số phụ thuộc. Nếu biết tận dụng cơ cấu dân số “vàng” có thể tạo ra bước ngoặt trong phát triển kinh tế và xã hội. Tiêu dùng xanh đã trở thành một trào lưu phổ biến trên thế giới nhưng tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thì tiêu dùng xanh đang là một xu hướng mới trong những năm gần đây, số người biết tới tiêu dùng xanh là không nhiều, chủ yếu là giới trẻ và họ học hỏi cũng như tiếp nhận xu hướng này thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại như mạng xã hội, website tin tức trong nước và nước ngoài. Với cơ cấu dân số trẻ hóa, người tiêu dùng Hà Nội có thể sẵn sàng thay đổi thói quen tiêu dùng theo hướng bền vững hơn so với các nhóm tuổi khác nếu những người trẻ nhận thức được lợi ích mà nó mang lại cũng như sẵn sàng tạo thành một hiệu ứng lan rộng nếu được truyền thông tốt trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

-Các vấn đề về sức khỏe:

Tình trạng sức khỏe cũng là một vấn đề đáng báo động đối với người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội hiện nay, khoảng 10% dân số Việt Nam mắc các bệnh về đường tiêu hóa, 70% dân số Việt Nam nhiễm khuẩn HP là một loại khuẩn gây loét và ung thư dạ dày, trong các loại ung thư thường gặp tại Việt Nam thì ung thư về đường tiêu hóa xếp thứ 03. Đây là những con số tính chung cho Việt Nam, riêng với Hà Nội thì con số này có thể cao hơn. Đây là những con số đáng báo động đe dọa chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng Hà Nội và buộc họ phải thay đổi nhận thức cũng như thói quen sinh hoạt. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân khiến các bệnh tiêu hóa ngày càng gia tăng là do: ô nhiễm môi trường, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm không bảo đảm, nhiều người có thói quen ăn uống tùy tiện, thiếu tính khoa học, không đủ chất, ăn các loại thực phẩm chứa các hóa chất độc hại, nhiễm khuẩn...Trong đó thực phẩm bẩn và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phầm là nguyên nhân đáng chú ý. Các chuyên gia về dinh dưỡng cũng cảnh báo với tình trạng tràn lan các loại thức ăn nhiễm độc, thức ăn không rõ nguồn gốc tiềm ẩn

nguy cơ mất an toàn như hiện nay thì chỉ vài năm tới, các bệnh ung thư liên quan tới đường tiêu hóa sẽ tăng mạnh. Ý thức được về việc phải bảo vệ sức khỏe bản thân,

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học cấp TRƯỜNG tên đề tài NGHIÊN cứu yếu tố ẢNH HƯỞNG tới HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH của NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)