6. Kết cấu đề tài
3.3.1. Thiết kế thang đo
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 bậc với giá trị 1-Hoàn toàn không đồng ý, 2-Không đồng ý lắm, 3-Bình thường, 4-Đồng ý, 5-Hoàn toàn đồng ý để đo lường các biến quan sát. Trong đó khái niệm ý định mua sản phẩm xanh được đo lường bằng 04 biến quan sát, hành vi mua sản phẩm xanh đo lường bởi 04 biến quan sát, thái độ với môi trường đo lường bởi 03 biến quan sát, chuẩn chủ quan về tiêu dùng xanh đo lường bởi 05 biến quan sát, nhận thức kiểm soát hành vi đo lường bởi 03 biến quan sát, nhận thức vấn đề sức khỏe đo lường bởi 03 biến quan sát, kiến thức môi trường đo lường bởi 04 biến quan sát, chất lượng sản phẩm xanh đo lường bời 03 biến quan sát, giá cả sản phẩm xanh đo lường bởi 03 biến quan sát, nhãn sinh thái đo lường bởi 03 biến quan sát, quảng cáo môi trường đo lường bởi 04 biến quan sát. Tất cả biến quan sát đều do tác giả kế thừa từ các nghiên cứu có uy tín của các tác giả trong và ngoài nước.
Bảng 3.1: Bảng mô tả thang đo sử dụng trong nghiên cứu
Thang đo Câu hỏi Nguồn
Ý định mua sản phẩm xanh
Tôi dự kiến sẽ mua sản phẩm thực phẩm
xanh vào tháng tới Grankvist&Biel, 2001;
Wandel&Bugge, 1997 Tôi đã sẵn sàng xem xét chuyển sang
những nhãn hiệu sản phẩm khác thay vì những nhãn hiệu tôi đang dùng vì lí do sinh thái môi trường
Tôi sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm tốt cho sức khỏe hoặc bảo vệ môi trường
Tôi muốn mua sản phẩm xanh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Hành vi mua sản phẩm xanh
Tôi luôn mua thực phẩm có nguồn gốc/ an toàn
Grankvist&Biel, 2001;
Wandel&Bugge, 1997 Tôi luôn cố gắng mua sản phẩm có gắn
nhãn xanh/sinh thái
Tôi rất hạn chế sử dụng túi nilon để đựng thực phẩm
Hoàng Thị Bảo Thoa, 2017
Tôi giới thiệu sản phẩm xanh mà tôi sử dụng cho người thân và bạn bè
Grankvist&Biel, 2001; Wandel&Bugge, 1997 Thái độ đối với môi trường
Con người đang tàn phá trầm trọng môi trường
Hui-hui Zhao và cộng sự, 2012
Tôi rất lo ngại về các vấn đề ô nhiễm môi trường
Cân bằng môi trường tự nhiên rất phức tạp và dễ mất đi
Chuẩn chủ quan về tiêu dùng xanh
hưởng của những người trong gia đình Hầu hết những người thân của tôi đều nghĩ rằng tôi nên tiêu dùng thực phẩm xanh
Các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay đưa nhiều thông tin về thực phẩm xanh
Chính phủ hiện nay khuyến khích người tiêu dùng mua thực phẩm xanh
Nhiều người xung quanh tôi đều sử dụng sản phẩm xanh
Nhận thức kiểm soát hành vi
Bản thân tôi có thời gian để tìm hiểu, cân nhắc mua các sản phẩm thực phẩm xanh.
Ajzen, 2002
Tôi có thể mua thực phẩm xanh nếu tôi muốn.
Đối với tôi thì mua thực phẩm xanh là việc dễ dàng
Nhận thức vấn đề sức khỏe
Tôi tự ý thức được về sức khỏe của bản thân
Li Saichao, 2016
Tôi chú ý tới những cảm nhận bên trong về sức khỏe của mình
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với tình trạng sức khỏe của mình
Kiến thức môi trường
Kiến thức về môi trường là rất cần thiết Li Saichao, 2016 Kiến thức về môi trường sẽ ảnh hưởng
đến bảo vệ môi trường
Kiến thức về sản phẩm xanh là rất quan trọng
Người tiêu dùng có kiến thức sinh thái sẽ có ý định mua sản phẩm xanh cao hơn
Chất lượng sản phẩm xanh
Tôi nghĩ thực phẩm xanh rất tốt cho sức khỏe
Li Saichao, 2016
Thực phẩm xanh có chất lượng cao hơn so với những sản phẩm khác
Tôi rất thích sử dụng thực phẩm xanh
Giá cả sản phẩm xanh
Tôi sẽ mua sản phẩm xanh khi chúng được giảm giá
Mark R. Gleim và cộng sự, 2013
Tôi mua sản phẩm xanh khi chúng được kèm thêm khuyễn mãi (tặng kèm sản phẩm)
Hoàng Thị Bảo Thoa, 2016
Tôi mua sản phẩm xanh khi chúng có giá tương đương hoặc cao hơn sản phẩm thông thường trong khoảng 20%, còn nếu cao hơn thì tôi chọn mua sản phẩm thường. Mark R. Gleim và cộng sự, 2013 Nhãn sinh thái/ nhãn xanh
Quảng cáo xanh luôn luôn đáng tin cậy Li Saichao, 2016 Tôi quan tâm tới những thông tin đươc in
trên nhãn xanh một cách cẩn thận
Thông tin trên nhãn xanh thường dễ hiểu
Quảng cáo về môi trường
Quảng cáo về môi trường gây khó chịu Li Saichao, 2016 Quảng cáo về môi trường chứa nhiều
thông tin
Quảng cáo về môi trường gây phản cảm Quảng cáo về môi trường có thể chấp nhận về mặt văn hóa
3.3.2.Quy mô mẫu và phương pháp lấy mẫu
Theo Yamane (1973) để tăng tính đại diện cho mẫu thì quy mô lấy mẫu cần theo công thức là: n = N/ (1+N*e2), trong đó: n là kích thước mẫu, N là tổng số điều tra, e2 là sai số cho phép. Áp dụng với địa bàn điều tra là thành phố Hà Nội với dân số khoảng 8.053.636 người tính đến thời điểm năm 2020 với sai số e = 0.05 thì quy mô mẫu điều tra là khoảng 400 người. Theo Hair và cộng sự (2010), với nghiên cứu sử dụng kĩ thuật phân tích CFA và SEM thì cỡ mẫu phải đạt được tối thiểu là 500 với số nhóm nhân tố lớn hơn 07, do vậy trong nghiên cứu này tác giả dự kiến phát ra 600 bảng hỏi. Phương pháp lấy mẫu sử dụng là thuận tiện phi xác suất với đám đông mục tiêu là người tiêu dùng tại khu vực quận Đống Đa là quận đông dân nhất thành phố Hà Nội với dân số 401,7 nghìn người (Báo cáo điều tra dân số và nhà ở, 2019), là Quận có tính đại diện cao cho dân cư Hà Nội với sự đa dạng các đặc điểm nhân khẩu học. Do vậy đây là phương pháp lấy mẫu có tính kinh tế, thuận tiện và nhanh chóng (Zhen & Mansori, 2012). Dữ liệu được thu thập tại 15 siêu thị trên địa bàn Quận, nơi tập trung người tiêu dùng mua thực phẩm đảm bảo cho tính đại diện của mẫu. Đối tượng tham gia trả lời câu hỏi có yêu cầu về độ tuổi từ 18 trở lên, có trình độ từ trung cấp trở lên, đã từng có trải nghiệm mua sản phẩm thực phẩm xanh hoặc có quan tâm đến thực phẩm xanh.