6. Kết cấu đề tài
3.3.3. Xử lý dữ liệu bằng SPSS và AMOS
Các phiếu điều tra sau khi thu thập và tổng hợp, tác giả tiến hành loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu là những phiếu không đầy đủ câu trả lời hoặc câu trả lời không hợp lệ, sau đó tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 20.0 với mã hóa các biến độc lập và phụ thuộc như sau:
Bảng 3.2: Bảng mã hóa các biến sử dụng trong nghiên cứu
STT Tên biến Mã hóa
1 Ý định mua sản phẩm xanh YD
2 Hành vi mua sản phẩm xanh HV
3 Thái độ với môi trường TD
4 Chuẩn chủ quan CCQ
5 Nhận thức kiểm soát hành vi NTV
6 Nhận thức vấn đề sức khỏe NTK
7 Kiến thức môi trường KT
8 Chất lượng sản phẩm xanh CL
9 Giá cả sản phẩm xanh GC
10 Nhãn sinh thái NST
11 Quảng cáo về môi trường QC
Các bước xử lý dữ liệu mà tác giả dự định thực hiện gồm: kiểm định độ tin cậy thang đo và tiến hành loại bỏ các biến quan sát có chỉ sổ Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến-tổng thấp, phân tích nhân tố khám phá EFA và loại bỏ các biến quan sát có hệ số tải nhân tố không đảm bảo, phân tích nhân tố khẳng định CFA và loại bỏ các biến quan sát có hệ số tải nhân tố chuẩn hóa thấp sau đó đánh giá độ tin cậy tổng hợp (CR), tính hội tụ (AVE) và tính phân biệt (AVE > MSV). Cuối cùng, tiến hành phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đồng thời đánh giá mức độ tác động của từng nhóm yếu tố.
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
4.1.Đặc điểm của người tiêu dùng và hành vi tiêu dùng sản phẩm thực phẩm xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội