6. Kết cấu đề tài
4.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ nhất, hoàn thiện khung thể chế, chính sách cho tiêu dùng xanh. Khung thể chế, chính sách cần tập trung hỗ trợ và khuyến khích các công ty đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường cũng như thay đổi công nghệ sản xuất hướng tới sản xuất sạch hơn. Do đó cần ưu tiên phát triển các ngành có công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường; Sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, Không gây ô nhiễm môi trường, Phục hồi tài nguyên và hệ sinh thái. Khung pháp lý cho tiêu dùng xanh cần hướng đến xoá bỏ những rào cản đối với các khoản đầu tư xanh, thúc đẩy khoản đầu tư tài chính cho tiêu dùng xanh; hoàn thiện bộ công cụ xanh như: hệ thống thuế, phí, công cụ tài chính khác để
hướng tới sản xuất và tiêu dùng xanh. Cần thúc đẩy “xanh hoá” công nghệ bằng việc khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ mới, khoa học sự sống, năng lượng mới, năng lượng tái tạo.., ưu đãi khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực kinh tế xanh, khuyến khích tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên quý hiếm, bảo vệ môi trường, thay đổi khung pháp lý nhằm thực hiện hiệu quả chính sách mua sắm công xanh.
Thứ hai, tạo điều kiện thúc đẩy hành vi mua sắm xanh thông qua các biện pháp phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ xanh. Do đó cần tập trung thực thi hiệu quả các chính sách dán nhãn sinh thái, nhãn năng lượng cho các sản phẩm. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ xanh cũng như phát triển kênh phân phối sản phẩm xanh đến tay người tiêu dùng. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, mở rộng thị phần cho các hàng hóa và dịch vụ xanh.
Thứ ba, đẩy mạnh hành vi sử dụng xanh thông qua việc thực thi hiệu quả các chính sách sử dụng hiệu quả tiết kiệm năng lượng, Hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp hướng đến sản xuất sạch hơn thông qua thay đổi công nghệ, khuyến khích người dân hình thành thói quen sử dụng tiết kiệm, hiệu quả thông qua tái chế, xử lý rác thải.
Thứ tư, hoạt động tuyên truyền cần hướng đến thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong các hộ gia đình đối với tiêu dùng xanh. Trong đó cần thay đổi nhận thức thái độ của các cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước để họ thấy được cơ hội phát triển đối với doanh nghiệp và lợi ích của của việc áp dụng các chính sách tiêu dùng xanh với sự phát triển kinh tế, xã hội. Đối với doanh nghiệp, cần tuyên truyền để doanh nghiệp hiểu rõ các chính sách, giúp họ nắm được các quy trình thủ tục để họ đạt được các tiêu chuẩn trong sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ xanh hay các tiêu chuẩn trong sản xuất sạch hơn. Với người tiêu dùng là cá nhân cần giúp họ thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng truyền thống thông qua việc cung cấp cho họ thông tin về sản phẩm và dịch vụ xanh cũng như giúp họ nhận biết các sản phẩm này và công dụng, lợi ích của nó đối với cuộc sống.
4.3.Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội