Nhãn sinh thái/nhãn xanh

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học cấp TRƯỜNG tên đề tài NGHIÊN cứu yếu tố ẢNH HƯỞNG tới HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH của NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 25 - 26)

6. Kết cấu đề tài

2.1.2. Nhãn sinh thái/nhãn xanh

Một sản phẩm xanh thường đi liền với nhãn sinh thái hay nhãn xanh để chứng thực và tạo niềm tin cho người sử dụng. Rotherham (1999) định nghĩa nhãn sinh thái/ nhãn xanh là các kí hiệu mô tả đồng nghĩa cung cấp các thông tin về tác động của sản phẩm tới môi trường từ sản xuất đến sử dụng sản phẩm. Hoàng Thị Bảo Thoa (2017) trong luận án của mình đã cho rằng nhãn sinh thái (hay còn gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường) có thể được hiểu là các nhãn mác của sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Là sự công bố bằng lời hoặc ký hiệu hay sơ đồ

nhằm chỉ rõ các thuộc tinh môi trường của sản phẩm và dịch vụ, trong đó xác định lợi ích tổng thể về môi trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ trong một phạm vi cụ thể.

Nik Abdul Rashid (2009) nhận định nhãn sinh thái là một công cụ hấp dẫn thúc đẩy quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Tính đến nay trên thế giới có khoảng 30 chương trình phát triển nhãn sinh thái, các nước tại châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Singapore cũng có các chương trình của riêng họ. Trung Quốc hiện nay có hơn 500 sản phẩm được gắn nhãn xanh. Dựa vào chức năng bảo vệ môi trường, các sản phẩm này được chia làm 6 loại: Các sản phẩm có thể giúp Trung Quốc đáp ứng được cam kết của Trung Quốc trong các hội nghị quốc tế về bảo vệ môi trường (Hội nghị bảo vệ tầng Ozone

- Montreal Protocol on Substances That Deplete theOzone Layer),các sản phẩm có thể tái sử dụng, các sản phẩm không hoặc ít gây hại môi trường, các sản phẩm cải thiện môi trường trong các căn hộ, sản phẩm tốt hoặc không gây hại cho sức khỏe, các sản phẩm có thể tăng cường hiệu quả các nguồn lực và năng lượng như bóng đèn, máy tính, tủ lạnh, điều hòa..(Hoàng Thị Bảo Thoa, 2017).

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học cấp TRƯỜNG tên đề tài NGHIÊN cứu yếu tố ẢNH HƯỞNG tới HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH của NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)