L ỜI CẢM ƠN
4. Giả thuy ết khoa học
1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS
Việc lập kế hoạch là rất quan trọng trong công tác quản lí nói chung và quản lí hoạt động dạy học nói riêng. Bởi, lập kế hoạch giúp nhà quản lí có khả năng ứng phó với sự bất định và sự thay đổi; cho phép nhà quản lí tập trung vào thực hiện các mục tiêu; cho phép lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực mà tạo hiệu quả cho tổ chức; định hướng thực hiện công việc với những bước đi cụ thể; dễ dàng trong việc kiểm tra đánh giá.
Lập kế hoạch hoạt động của nhóm chuyên môn cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Vạch ra mục tiêu cần đạt được của hoạt động giáo dục trong từng thời gian nhất định: Năm học, học kì, tháng, đợt thi đua,…
- Xác định các bước đi (cách thức, quy trình thực hiện) để đạt mục tiêu - Xác định các nguồn lực và cácbiện pháp để đạt tới mục tiêu.
Nhóm chuyên môn có hai loại kế hoạch: Kế hoạch năm học gồm toàn bộ công tác của nhóm và kế hoạch giảng dạy (theo phân phối chương trình dạy học bộ môn ở các khối lớp). Kế hoạch của nhóm phải chính xác hóa và cụ thể hóa các nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch chuyên môn, kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch năm học của nhà trường cho phù hợp.
* Kế hoạch năm học của nhóm chuyên môn:
Kế hoạch nhóm chuyên môn phải thể hiện sự định mức, sự lượng hóa cụ thể các nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải xây dựng được một hệ thống biện pháp có hiệu lực, đồng thời phải xây dựng được một chương trình hoạt động cụ thể.
Tổ trưởng chuyên môn cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi với nhóm trưởng những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch (văn bản về chương trình, nhiệm vụ năm học; tình hình thực tế của nhà trường, của tổ; của nhóm; những yêu cầu của nhà trường đối với chất lượng dạy học giáo dục...), làm cho nhóm trưởng nắm được những ý định quan trọng của hiệu trưởng, tổ chuyên môn đối với hoạt động dạy học trong năm.
Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo các nhóm trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch nhóm theo qui trình và cách trình bày như kế hoạch năm học của nhà trường.
Kế hoạch của nhóm chuyên môn phải được cán bộ quản lý phê duyệt (xác nhận của tổ trưởng chuyên môn và phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phê duyệt), và trở thành văn bản pháp lý để cán bộ quản lý nhà trường và tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo hoạt động của nhóm chuyên môn.
* Kế hoạch giảng dạy của nhóm chuyên môn Kế hoạch giảng dạy gồm hai loại:
- Kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình bộ môn: Giáo viên căn cứ vào bảng phân phối chương trình dạy học của bộ môn để xây dựng kế hoạch dạy học cả năm và hàng tuần.
- Kế hoạch dạy học từng bài: Viết bản thiết kế giờ dạy.
Kế hoạch dạy họcnăm học của giáo viên được nhóm trưởng xác nhận, tổ trưởng chuyên môn duyệt và là căn cứ pháp lý để nhóm trưởng, tổ trưởng chuyên môn và hiệu trưởng quản lý hoạt động sư phạm của giáo viên trong năm học.