Kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 38 - 40)

L ỜI CẢM ƠN

4. Giả thuy ết khoa học

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS

Đây là biện pháp xuyên suốt quá trình quản lí và có vai trò rất quan trọng. Kiểm tra chỉ một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định, nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, còn có thể hiểu kiểm tra là quan sát, đo đạc và đối chiếu các kết quả đạt được so với mục tiêu quản lí và quyết định quản lí. Như vậy, kiểm tra đánh

giá hoạt động nhóm chuyên môn là là thu thập thông tin ngược để kiểm soát hoạt động của nhóm chuyên môn nhằm điều chỉnh kịp thời các sai sót, lệch lạc để hoạt động của nhóm chuyên môn đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường, yêu cầu chuẩn nghề nghiệp với đội ngũ giáo viên.

Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra hoạt động của nhóm chuyên môn. Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp, có thể kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra một vài hoạt động của nhóm (kiểm tra chuyên đề).

+ Với nội dung kiểm tra toàn diện hiệu trưởng nên kiểm tra 2 lần/năm (nên kết hợp kiểm tra toàn diện một vài giáo viên và một vài lớp học sinh), thời gian tiến hành mỗi đợt kiểm tra khoảng một tuần. Tuy nhiên, không nhất thiết kiểm tra tất cả các nhóm cùng một lúc;

+ Với nội dung kiểm tra chuyên đề cũng được tiến hành như kiểm tra toàn diện nhưng nội dung chỉ tập trung vào vấn đề đã chọn.

Tập trung kiểm tra chất lượng thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường đối với nhóm chuyên môn, bao gồm các nội dung cụ thể như: việc thực hiện nội dung chương trình, chất lượng giảng dạy, chất lượng nhận thức của học sinh.

Kiểm tra hồ sơ, sổ sách của giáo viên

Kiểm tra chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

* Các bước kiểm tra:

- Xây dựng các tiêu chuẩn. - Đo đạc việc thực hiện.

- Điều chỉnh các sai lệch (nếu có) để đạt được mục tiêu.

* Phươngthức tiến hành kiểm tra:

+ Kiểm tra thường xuyên: Thông qua việc kiểm tra sổ sách, hồ sơ, giáo án của giáo viên trong nhóm; dự giờ các tiết dạy của giáo viên.

+ Kiểm tra định kỳ: Thông qua các hội thi, thao giảng của giáo viên; đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường và nhiệm vụ do tổ chuyên môn giao.

Dù kiểm tra dưới hình thức nào, hiệu trưởng cũng cần phải bảo đảm nghiệp vụ của công tác kiểm tra như sau:

- Lập kế hoạch kiểm tra;

- Tổ chức lực lượng và tiến hành kiểm tra; - Tổng hợp thành biên bản kiểm tra;

- Tổng kết, đánh giá hoạt động của nhóm và đề ra những kiến nghị.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)