Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho nhóm trưởng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 83 - 87)

L ỜI CẢM ƠN

4. Giả thuy ết khoa học

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho nhóm trưởng

chuyên môn

* Mục đích

Nhóm trưởng chuyên môn là người giúp hiệu trưởng trực tiếp quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn. Bồi dưỡng năng lực cho nhóm trưởng chuyên môn nhằm giúp nhóm trưởng chuyên môn có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác tổ chức điều hành để thực thi các hoạt động của nhóm chuyên môn một cách khoa học và có hiệu quả.

* Nội dung và cách thực hiện

- Khảo sát năng lực hiện có và nhu cầu bồi dưỡng của nhóm trưởng chuyên môn. Việc khảo sát có thể được hiệu trưởng trực tiếp tổ chức thực hiện hoặc chỉ đạo phó hiệu trưởng chuyên môn tổ chức tiến hành.

Về nội dung khảo sát cần tập trung vào chất lượng điều hành sinh hoạt chuyên môn; năng lực bồi dưỡng kiến thức, phương pháp, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, năng lực kiểm tra các hoạt động dạy học của giáo viên; uy tín, trách nhiệm trước tập thể của nhóm trưởng chuyên môn.

Về hình thức và phương pháp khảo sát thường áp dụng như: lấy phiếu điều tra,kiểm tra thực tế hoạt động của các nhóm chuyên môn, sự phản ánh của giáo viên về thực trạng hoạt động nhóm chuyên môn.

Về đối tượng khảo sát: Đội ngũ nhóm trưởng chuyên môn trong nhà trường THCS.

- Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho nhóm trưởng chuyên môn trong đó có sự định hướng về nội dung, hình thức, cách thức tổ chức, thời gian, địa điểm bồi dưỡng, các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất hỗ trợ. Cụ thể:

Về nội dung bồi dưỡng cần tập trung vào những vấn đề còn yếu của nhóm trưởng chuyên môn như: tìm hiểu văn bản pháp quy, kỹ năng lập kế hoạch, cách thức tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn, nội dung sinh hoạt chuyên môn; phương pháp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên; kỹ năng kiểm tra hoạt động dạy học đối với giáo viên; việc nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng, cách thức điều chỉnh thái độ tinh thần làm việc của giáo viên.

Về hình thức bồi dưỡng có thể sử dụng tổng hợp nhiều hình thức, trong đó cần tập trung sử dụng các hình thức như: Mời chuyên gia đến bồi dưỡng; cử giáo viên đi học các lớp tập trung do trên tổ chức hoặc học tập tại các trường chính quy của nhà nước để nâng cao bằng cấp, trình độ chuyên môn; tham gia các tiết dự giờ của nhóm trưởng chuyên môn trong điều hành sinh hoạt, thông qua giáo án, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trong nhóm chuyên môn; tham dự các buổi tọa đàm khoa học về nâng cao chất lượng dạy học đối với các trường THCS; giao lưu trao đổi chuyên môn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhóm chuyên môn với các trường bạn…

Về cách thức tổ chức: Có thể tổ chức lớp bồi dưỡng chung cho cả tập thể do nhà trường hoặc phòng, sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức; cử cá nhân đại diện tham gia lớp bồi dưỡng của cấp trên làm nòng cốt cho việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên còn lại trong nhà trường; cử cá nhân đi học các lớp sư phạm cao hơn.

Về đối tượng tham gia bao gồm: cán bộ quản lý nhà trường, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán trong nhà trường. Tuy nhiên, tùy theo hình thức tổ chức bồi dưỡng mà các đối tượng tham gia bồi dưỡng có sự khác nhau theo quy định của cấp trên và nhà trường.

Về thời gian bồi dưỡng: tiến hành vào thời điểm đầu năm học, có như vậy kiến thức bồi dưỡng mới được áp dụng vào thực tiễn hoạt động nhóm chuyên môn ngay, đồng thời giúp người quản lý kiểm tra tính hiệu quả của công tác bồi dưỡng.

Về địa điểm bồi dưỡng: có thể được tổ chức tại nhà trường (do trường tổ chức), hoặc tại các trường bạn (do cấp trên tổ chức); tại các nhà trường sư phạm chính quy (nếu cử giáo viên đi học).

Nhà trường tạo các điều kiện thuận lợi về về cơ sở vật chất, tài chính phục, sắp xếp công việc để vụ công tác bồi dưỡng và giáo viên yên tâm tham gia các khóa bồi dưỡng.

- Mời báo cáo viên là những người có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng và kinh nghiệm quản lí tốt để tham gia bồi dưỡng. Họ có thể là: cán bộ quản lí hay giáo viên cốt cán của nhà trường, của trường bạn, cán bộ Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục hay chuyên gia, giảng viên đến từ các trường đại học, cao đẳng,…

- Hiệu trưởng chỉ đạo việc thực hiện bồi dưỡng theo kế hoạch đã được phê duyệt. Trong đó, hiệu trưởng sẽ phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng cá nhân giáo viên, từng bộ phận đảm nhiệm công tác chuẩn bị về mọi mặt như: chuẩn bị nội dung bồi dưỡng, chuẩn bị địa điểm, hội trường, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng; quy định đối tượng, thành phần tham gia,… Các cá nhân, bộ phận được phân công nhiệm vụ có trách nhiệm chuẩn bị thao đúng nội dung được giao, thời gian quy định báo cáo hiệu trưởng khi hoàn thành công tác chuẩn bị. Sau đó, hiệu trưởng sẽ trực tiếp hoặc chỉ đạo phó hiệu trưởng chuyên môn trực tiếp kiểm tra lại toàn bộ công tác chuẩn bị của các bộ phận theo đúng thời gian đã định cũng như sau báo cáo của các bộ phận, kịp thời điều chỉnh những vấn đề còn bất cập cũng như sự chẫm trễ của các bộ phận trong chuẩn bị bồi dưỡng.

- Hiệu trưởng chỉ đạo đánh giá sau bồi dưỡng.

Việc đánh giá kết quả sau bồi dưỡng là một nhiệm vụ cần thiết, quan trọng. Nó giúp người hiệu trưởng nắm bắt được chất lượng hoạt động bồi dưỡng, thấy rõ được những vấn đề còn tồn tại, còn yếu sau bồi dưỡng để có biện pháp khắc phục.

Việc kiểm tra, đánh giá sau bồi dưỡng được tiến hành tổng hợp dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Kiểm tra chất lượng kiến thức tiếp thu của giáo viên, nhóm trưởng chuyên môn thông qua viết bài kiểm tra, viết bài thu hoạch về các nội dung được bồi dưỡng.

+ Kiểm tra việc áp dụng những kiến thức bồi dưỡng thông qua thực tiễn hoạt động của nhóm trưởng chuyên môn. Để áp dụng được hình thức này, yêu cầu người cán bộ quản lý phải trực tiếp kiểm tra thông qua các tiết dự giờ, kiểm tra đột xuất, nghe báo cáo của tổ trưởng chuyên môn về chất lượng hoạt động của các nhóm trưởng chuyên môn.

+ Tổ chức các hội thi nhóm trưởng chuyên môn giỏi trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hoạt động của nhóm chuyên môn. Qua đó thấy được những kỹ năng mạnh cũng như những kỹ năng còn yếu của đội ngũ nhóm trưởng chuyên môn để có kế hoạch tiếp tục bồi dưỡng trong thời gian năm học tiếp theo.

Sau kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của nhóm trưởng chuyên môn sau bồi dưỡng, Hiệu trưởng tổ chức sinh hoạt hội đồng sư phạm rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng nhóm trưởng chuyên môn. Hội đồng sư phạm có trách nhiệm đóng góp ý kiến đối với những việc đã đạt được và chưa đạt được trong việc thực hiện của các nhóm trưởng chuyên môn khi áp dụng kiến thức đã được bồi dưỡng. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng kết hợp với những vấn đề tổng hợp do mình trực tiếp kiểm tra kết luận chỉ rõ những ưu điểm, khuyết điểm trong quá trình bồi dưỡng và áp dụng kiến thức bồi dưỡng của nhóm trưởng chuyên môn và giáo viên trong nhà trường. Dựa trên kết quả đánh giá, Hiệu trưởng sẽ chỉ đạo các bộ phận tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng trong năm tiếp theo.

* Điều kiện thực hiện

- Năng lực của hiệu trưởng trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện quá trình bồi dưỡng.

- Năng lực của chuyên gia trong quá trình bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ nhóm trưởng chuyên môn.

- Thái độ trách nhiệm của các đối tượng tham gia hoạt động bồi dưỡng - Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)