Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động nhóm chuyên môn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 40 - 45)

L ỜI CẢM ƠN

4. Giả thuy ết khoa học

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động nhóm chuyên môn

trong trường THCS

Hiện nay, trong các trường THCS, hoạt động của nhóm chuyên môn có vai trò to lớn tác động trực tiếp đến kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, trực tiếp nhất là việc thực hiện mục tiêu dạy học trong nhà trường. Vì nó là cơ sở quyết định đến tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường và sự thu hút nguồn đầu vào là học sinh vào học tập tại trường. Do đó, việc quản lý tốt hoạt động của nhóm chuyên môn là một yêu cầu, nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với đội ngũ cán bộ quản lý trong các nhà trường THCS. Để quản lý tốt hoạt động của nhóm chuyên môn, người cán bộ quản lý nhà trường (trực tiếp nhất là Hiệu trưởng) phải tìm hiểu và xác định được rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm chuyên môn cũng như công tác quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn.

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Quy chế, điều lệ, quy định của ngành giáo dục về quản lý hoạt động nhóm chuyên môn.

Nhóm chuyên môn hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên trong ngành giáo dục thông qua điều lệ nhà trường, các văn bản chỉ thị, hướng dẫn, quy chế, quy định. Do đó, mọi hoạt động của nhóm chuyên môn được xây dựng và thực hiện đều phải dựa trên cơ sở quy chế, điều lệ, quy định của ngành giáo dục đối với hoạt động của nhóm chuyên môn nói riêng và nhà trường THCS nói chung.

Quy chế, điều lệ, quy định của ngành giáo dục sẽ có tác động theo hai hướng đến hoạt động quản lý nhóm chuyên môn và hoạt động của nhóm chuyên môn. Nếu các quy chế, điều lệ, quy định có sự khoa học, phù hợp, tạo được môi trường thuận lợi cho công tác quản lý của nhà trường và hoạt động của nhóm chuyên môn nó sẽ kích thích sự chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng quản lý và hoạt động của nhóm chuyên môn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục của nhà trường. Ngược lại, nếu quy chế, điều lệ, quy định của ngành giáo dục có nhiều nội dung chưa rõ ràng sẽ gây khó khăn cho việc tổ chức và hoạt động của các nhóm chuyên môn, từ đó cũng làm cho công tác quản lý hoạt động nhóm chuyên môn gặp khó khăn và khó đêm lại hiệu quả.

Tuy nhiên, trên thực tế, các quy chế, điều lệ, quy định của ngành giáo dục thường quy định đến hoạt động quản lý đối với tổ chuyên môn, việc quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn thường do quy chế, quy định của nhà trường quy định.

- Mục tiêu, nội dung, chương trình giảng dạy các môn học

Đây là một nội dung hết sức quan trọng tác động trực tiếp đến các nội dung hoạt động của nhóm chuyên môn. Nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học phải căn cứ chủ yếu vào mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục do ngành giáo dục quy định trong năm. Do đó, khi mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục thay đổi sẽ dẫn đến việc thay đổi chương trình dạy học trong nhà trường và kéo theo sự thay đổi các nội dung hoạt động của các bộ phận (trong đó có nhóm chuyên môn) trong thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Đặc biệt nó có sự tác động lớn đến việc điều chỉnh chương trình dạy học của giáo viên, công tác bồi dưỡng chuyên môn, việc kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động của nhóm chuyên môn.

- Quy chế, quy định của nhà trường về hoạt động của nhóm chuyên môn. Quy chế, quy định của nhà trường có tác động trực tiếp đến việc tổ chức và hoạt động của nhóm chuyên môn. Vì trên thực tế, việc tổ chức, hoạt động của

nhóm chuyên môn vẫn chưa có văn bản chính thức quy định cụ thể việc tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của nhóm chuyên môn. Tổ chức, hoạt động của nhóm chuyên môn thường được nhà trường tự tổ chức ra trên cơ sở các tổ chuyên môn để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường cũng như việc nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, việc học tập của học sinh; giúp cán bộ quản lý nhà trường dễ dàng trong công tác quản lý nhân sự và chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường. Do đó, tổ chức, hoạt động của nhóm chuyên môn thường được quy định trong quy chế làm việc của nhà trường. Nếu quy chế, quy định của nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm chuyên môn hoạt động sẽ giúp cho nhóm chuyên môn hoạt động một cách hiệu quả và ngược lại nếu quy chế, quy định của nhà trường không rõ ràng, hoặc không đề cập đến việc hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của nhóm chuyên môn thì hoạt động của nhóm chuyên môn dường như kém hiệu quả, thậm chí không hoạt động.

- Cơ cấu biên chếđội ngũ giáo viên của nhà trường.

Cơ cấu biên chế đội ngũ giáo viên của nhà trường có tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động của nhóm chuyên môn. Trên thực tế, đối với các nhà trường THCS có biên chế đội ngũ giáo viên đầy đủ theo vị trí sẽ rất thuận lợi trong việc tổ chức nhóm chuyên môn, trong hoạt động của nhóm chuyên môn thì đội ngũ giáo viên sẽ có tinh thần, trách nhiệm tốt trong thực hiện nhiệm vụ cũng như các quy định của nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn. Đối với nhà trường THCS có biên chế đội ngũ giáo viên ít, thiếu so với vị trí quy định sẽ dẫn đến số lượng giáo viên hợp đồng đông. Do đó, khi tổ chức ra các nhóm chuyên môn thì các giáo viên hợp đồng thường không nhiệt tình và có trách nhiệm không cao trong sinh hoạt cũng như mọi hoạt động khác của nhóm chuyên môn.

- Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhóm chuyên môn của nhà trường. Đây là điều kiện cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm chuyên môn trong thực hiện mục tiêu giảng dạy cũng như mục tiêu giáo dục chung của nhà trường.

1.5.2. Yếu t ch quan

- Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường.

Công tác quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn là công việc của cán bộ quản lý nhà trường. Nếu cán bộ quản lý nhà trường có năng lực quản lý tốt, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, có tâm huyết đối với hoạt động của nhóm chuyên môn thì việc quản lý cũng như duy trì hoạt động của nhóm chuyên môn sẽ có kết quả hoạt động cao, đội ngũ giáo viên trong các nhóm chuyên môn sẽ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn một cách nghiêm túc, có chất lượng. Nếu việc năng lực của cán bộ quản lý yếu, thiếu sâu sát trong công việc thì chất lượng quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn không cao, đội ngũ giáo viên thiếu tự giác trong làm việc, việc sinh hoạt và thực hiện các nhiệm vụ của nhóm chuyên môn sẽ có tính hình thức nhiều.

- Năng lực quản lý của tổtrưởng, nhóm trưởng chuyên môn.

Nhóm chuyên môn đặt dưới sự quản lý trực tiếp của tổ trưởng chuyên môn và việc phụ trách duy trì của nhóm trưởng chuyên môn, Do đó, năng lực quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn có vai trò trực tiếp tác động đến việc duy trì hoạt động cũng như chất lượng hoạt động của nhóm chuyên môn. Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn có năng lực, đạo đức tốt sẽ góp phần quy tụđược sức mạnh đoàn kết trong thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn theo mục tiêu giáo dục và nhiệm vụ của nhà trường phân công.

- Năng lực của đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ giáo viên là những cá nhân trực tiếp tham gia vào nhóm chuyên môn, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo kế hoạch của nhóm và tổ chuyên môn. Do đó, năng lực của đội ngũ giáo viên sẽ có vai trò tác động trực tiếp đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhóm. Tập thể đội ngũ giáo viên tốt, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cao sẽ làm cho chất lượng hoạt động chung của nhóm chuyên môn cao, đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Kết luận chương 1

Nhóm chuyên môn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong trong bộ máy tổ chức, quản lí của trường THCS. Nhóm chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục đào tạo, là “trung tâm” bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn. Đồng thời, nhóm chuyên môn là nơi quản lí trực tiếp bồi dưỡng giáo viên về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Do đó, công tác quản lí hoạt động nhóm chuyên môn có vai trò, ý nghĩa quan trọng giúp người quản lí có thể nắm chắc được chất lượng của đội ngũ giáo viên và chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường.

Luận văn đã làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài như: quản lí, quản lí nhà trường, hoạt động nhóm chuyên môn, quản lí hoạt động nhóm chuyên môn. Đồng thời phân tích các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của nhóm chuyên môn trong nhà trường THCS và các nội dung hoạt động của nhóm chuyên môn bao gồm: thực hiện các chuyên đề chuyên môn, rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, thực hiện và tham gia dự giờ, sinh hoạt nhóm chuyên môn, quản lí hồ sơ chuyên môn,...

Tác giả đã đi sâu nghiên cứu công tác quản lí hoạt động nhóm chuyên môn theo chức năng quản lí, bao gồm các nội dung: lập kế hoạch hoạt động nhóm chuyên môn, tổ chức thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn, chỉ đạo thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn và kiểm tra đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn trong nhà trường THCS. Đồng thời, luận văn tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động của nhóm chuyên môn trong nhà trường THCS, bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan.

Đây là cơ sở lí luận quan trọng cho việc nghiên cứu thực trạng vấn đề tại chương 2 và đề xuất biện pháp quản lí tại chương 3 của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NHÓM CHUYÊN MÔN ỞTRƯỜNG THCS QUẬN HỒNG BÀNG, HẢI PHÒNG 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Thu thập thông tin làm cơ sở đánh giá thực trạng quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ở các trường THCS quận Hồng Bàng, Hải Phòng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lí nâng cao chất lượng quản lí hoạt động nhóm chuyên môn.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động nhõm chuyên môn các trường THCS quận Hồng Bàng.

- Thực trạng quản lí hoạt động nhóm chuyên môn các trường THCS quận Hồng Bàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)