L ỜI CẢM ƠN
4. Giả thuy ết khoa học
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng và hoàn thiện các quy định về cơ cấu, tổ chức
động, chức năng, nhiệm vụ của nhóm chuyên môn
* Mục đích
Trên cơ sở các văn bản quy định về hoạt động chuyên môn của các cấp quản lí, hiệu trưởng nhà trường cụ thể hóa thành các quy định cụ thể phù hợp với đặc điểm thực tiễn của nhà trường, làm cơ sở cho việc quản lí hoạt động nhóm chuyên môn. Việc ban hành các quy định về cơ cấu, tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của nhóm chuyên môn là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc định hướng, chỉ đạo của cán bộ quản lý nhà trường cũng như việc thực hiện các hoạt động chuyên môn của nhóm chuyên môn trong các nhà trường THCS.
* Nội dung và cách thực hiện
- Hiệu trưởng thành lập ban soạn thảo quy chế hoạt động nhóm chuyên môn bao gồm các thành viên như: Hiệu trưởng (trưởng ban), phó hiệu trưởng chuyên môn (phó ban), đại diên các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn.
Trưởng ban phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân phụ trách; đôn đốc, kiểm tra hiệu quả, chất lượng làm việc của các thành viên. Các thành viên trong ban soạn thảo có trách nhiệm chấp hành nghiêm sự phân công nhiệm vụ của trưởng ban, hoàn thành các nội dung công việc được giao theo đúng thời gian quy định, phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình làm việc, kịp thời
báo cáo trưởng ban những vẫn đề còn vướng mắc trong quá trình xây dựng các nội dung quy chế.
- Ban soạn thảo xây dựng quy chế hoạt động nhóm chuyên môn dựa trên các văn bản, hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc quy định về hoạt động chuyên môn, hoạt động nhóm chuyên môn tại các trường THCS hiện nay như: Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, hướng dẫn của Phòng giáo dục và đào tạo, Quy chế chuyên môn của nhà trường,… Đồng thời căn cứ vào đặc điểm thực tế của nhà trường THCS mình đang công tác.
Trong xây dựng quy chế hoạt động nhóm chuyên môn, Ban soạn thảo cần tập trung vào các nội dung sau: cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, chế độ sinh hoạt, thực hiện chuyên đề chuyên môn, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, tổ chức và tham gia các tiết dự giờ, thao giảng, hồ sơ nhóm chuyên môn…
- Hiệu trưởng tổ chức lấy ý kiến đóng góp của đội ngũ giáo viên về quy chế hoạt động của nhóm chuyên môn.
Hiệu trưởng tổ chức sinh hoạt hội đồng sư phạm thông qua dự thảo quy chế làm việccủa nhóm chuyên môn; lấy ý kiến đóng góp dân chủ của giáo viên trong nhà trường cho từng nội dung trong quy chế. Việc lấy ý kiến đóng góp của giáo viên có thể bằng ý kiến đóng góp trực tiếp hoặc đóng góp bằng văn bản của đội ngũ giáo viên.
- Hiệu trưởng chỉ đạo ban soạn thảo chỉnh sửa các nội dung trong quy chế theo kết luận được hội đồng sư phạm thông qua. Ký phê duyệt, ban hành quy chế, thống nhất cho mọi giáo viên và nhóm chuyên môn chấp hành thực hiện.
Trên cơ sở đóng góp của hội đồng sư phạm và kiểm nghiệm thực tế tính hiệu quả của các quy định, Hiệu trưởng tổng hợp các nội dung đóng góp của
giáo viên, kết luận rõ ràng từng nội dung trong quy chế lấy ý kiến biểu quyết thông qua trong kỳ họp hội đồng sư phạm gần nhất.
Quá trình thực hiện, Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng chuyên môn cần tăng cường quá trình kiểm tra việc chấp hành quy chế hoạt động nhóm chuyên môn của các nhóm chuyên môn và giáo viên trong nhà trường. Kịp thời phát hiện những bất cập trong quá trình thực hiện các nội dung quy chế.
- Định kỳ hoặc cuối năm học, Hiệu trưởng cần tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm đánh giá hiệu quả việc thực hiện quy chế hoạt động nhóm chuyên môn. Việc đánh giá được dựa trên quá trình kiểm tra trực tiếp của cán bộ quản lý nhà trường, tổ trưởng chuyên môn; hồ sơ, sổ sách hoạt động của nhóm chuyên môn; lấy chất lượng việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, năng lực của học sinh để đánh giá chất lượng hoạt động của nhóm chuyên môn, qua đó giám tiếp đánh giá được việc chấp hành nội dung quy chế hoạt động nhóm chuyên môn của các nhóm chuyên môn.
Quá trình sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, Hiệu trưởng cần chỉ rõ những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân ưu, khuyết điểm việc thực hiện quy chế hoạt động nhóm chuyên môn đề có biện pháp khắc phục. Nếu thấy nguyên nhân của những khuyết điểm xuất phát từ sự bất cập của nội dung quy chế thì hiệu trưởng cần kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của giáo viên và nhà trường. Kịp thời biểu dương, khen thưởng nhóm chuyên môn và giáo viên có ý thức cao trong chấp hành quy chế hoạt động nhóm chuyên môn; phê bình, kiểm điểm, xử lý đối với những tập thể, cá nhân không nghiêm chỉnh chấp hành.
* Điều kiện thực hiện
- Năng lực của hiệu trưởng, ban soạn thảo trong việc nắm bắt các văn bản về chuyên môn và hoạt động của nhóm chuyên môn và hiểu biết thực tiễn về thực trạng hoạt động chuyên môn cũng như trình độ đội ngũ giáo viên trong nhà trường mình phụ trách.
- Tinh thần, trách nhiệm và thái độ tích cực của đội ngũ giáo viên trong việc đóng góp xây dựng quy chế.