Tổ chức thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 32 - 34)

L ỜI CẢM ƠN

4. Giả thuy ết khoa học

1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS

Nội dung tổ chức hoạt động gồm có: Tổ chức nhân sự và tổ chức công việc. Cụ thể như sau:

Tổ chức nhân sự: Sắp xếp đội ngũ giáo viên trong nhóm chuyên môn đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục của nhà trường và các nhiệm vụ được tổ chuyên môn và cán bộ quản lý nhà trường phân công. Tổ trưởng chuyên môn phân quyền cho cá nhân có năng lực chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín làm nhóm trưởng phụ trách mọi hoạt động của nhóm chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng dạy học và chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhóm chuyên môn trước tổ trưởng và cán bộ quản lý nhà trường; xây dựng quy chế hoạt động, phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận có liên quan (bao gồm các mối quan hệ làm việc giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với nhóm trưởng, mối quan hệ hợp tác nhóm chuyên môn khác, mối quan hệ phục tùng sự chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn, cán bộ quản lý nhà trường).

Việc tổ chức các nhóm chuyên môn, hiệu trưởng căn cứ vào qui định của Điều lệ nhà trường (trường phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học) và xem xét tình hình thực tế của cơ cấu đội ngũ giáo viên nhà trường và tổ chuyên môn. Khi tổ chức các nhóm chuyên môn, hiệu trưởng phải đảm bảo hoạt động của các nhóm chuyên môn có hiệu quả nhất, đảm bảo quyền chủ động và hoạt động độc lập của nhóm theo quy chế làm việc của nhà trường.

Đối với THCS, Hiệu trưởng tổ chức các nhóm chuyên môn theo từng môn học. Mỗi nhóm chuyên môn có một nhóm trưởng do tổ trưởng tổ chuyên môn chỉ định để điều khiển hoạt động của nhóm theo mục tiêu giáo dục của nhà

trường và chỉ tiêu tổ chuyên môn đề ra trong năm học. Việc chỉ định nhóm trưởng, tổ trưởng chuyên môn phải căn cứ đúng về phẩm chất, năng lực, uy tín của giáo viên. Ngoài ra, việc tổ chức các nhóm chuyên môn có thể tổ chức theo hình thức liên trường, trường hợp này việc chỉ định nhóm trưởng phải do giáo viên trong nhóm bầu ra.

Tổ chức công việc: Sắp xếp công việc hợp lý, phân công phân nhiệm rõ ràng để mọi người hướng vào mục tiêu chung.

Trong đó,tổ chức một hoạt động gồm năm bước sau:

- Lập danh sách các việc cần làm để đạt được mục tiêu của tổ chức

- Phân chia các công việc thành các nhiệm vụ cụ thể để các thành viên hay bộ phận trong tổ chức thực hiện một cách thuận lợi và đúng logic/quy trình. Bước này được gọi là phân công lao động.

- Kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả. Việc nhóm gộp nhiệm vụ cũng như thành viên trong tổ chức gọi là bước phân chia bộ phận.

- Thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận, tạo điều kiện đạt mục tiêu một cách dễ dàng.

- Theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh nếu cần.

Do đó, trong sắp xếp công việc trong nhóm chuyên môn, nhóm trưởng phải xây dựng kế hoạch sắp xếp công việc của nhóm một cách cụ thể, khoa học, đáp ứng được nội dung, chương trình, mục tiêu giáo dục của nhà trường đã đề ra và giao cho nhóm thực hiện. Trong việc sắp xếp công việc của nhóm phải tập trung phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, quy trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đến từng giáo viên trong nhóm. Việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên, yêu cầu nhóm trưởng phải nghiên cứu, nắm chắc sở trường, sở đoản của từng người để giao nhiệm vụ cho phù hợp, có kế hoạch bồi dưỡng cho những giáo viên còn có những hạn chế trong công tác giảng dạy chuyên môn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)