Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 68 - 71)

L ỜI CẢM ƠN

4. Giả thuy ết khoa học

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS

Luận văn thực hiện khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS ở mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện. Số liệu khảo sát được tổng hợp lại như sau:

Bảng 2.7: Thực trạng kiểm tra đánh giáhoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS quận Hồng Bàng S

TT Các nội dung

Mức độ thực hiện Mức độ kết quả thực hiện

Thường xuyên Thi thoảng K. bao giờ Tổng X Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Tổng X Thứ bậc

I Nội dung kiểm tra

1 Kiểm tra toàn diện 84 184 0 268 2.23 7 164 180 38 0 344 2.87 7

2 Kiểm tra chuyên đề 108 168 0 276 2.30 4 188 183 24 0 371 3.09 1

II Hình thức kiểm tra

3 Kiểm tra thường xuyên 96 176 0 272 2.27 6 132 216 30 0 348 2.90 5

4 Kiểm tra định kỳ 114 164 0 278 2.32 2 152 216 20 0 368 3.07 2

III Quy trình kiểm tra

5 Lập kế hoạch kiểm tra 72 180 6 258 2.15 8 120 174 64 0 294 2.45 8

6 Tổ chức lực lượng và tiến hành

kiểm tra 99 174 0 273 2.28 5 168 177 38 0 345 2.88 6

7 Tổng hợp thành biên bản kiểm tra 117 162 0 279 2.33 1 180 180 30 0 360 3.00 3

8 Tổng kết, đánh giá hoạt động của

nhóm và đề ra những kiến nghị 111 166 0 277 2.31 3 172 180 34 0 352 2.93 4

Qua số liệu thống kê ta thấy, thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS có mức độ thực hiện khá thường xuyên và mức độ kết quả hực hiện chưa cao, với giá trị trung bình lần lượt là 2.20 và 2.90. Trong đó, các nội dung có mức độ đạt được là khác nhau.

Kiểm tra chuyên đề được thực hiện khá thường xuyên (2.30) và có kết quả khá tốt (3.09). Bởi vì các hoạt động kiểm tra chuyên đề thường tập trung vào một nội dung cụ thể nhất định. Còn hoạt động kiểm tra toàn diện được thực hiện định kỳ hàng năm và theo quy định đối với một số giáo viên cụ thể. Hoạt động kiểm tra toàn diện do nhà trường tổ chức thực hiện thường mang lại kết quả chưa cao (2.87, xếp thứ bậc 7/8), một phần lí do là năng lực của ban kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu, đồng thời là còn mang tâm lí chủ quan, qua loa, cả nể.

Kiểm tra định kỳ cũng được thực hiện khá thường xuyên và kết quả ở mức khá, đều xếp thứ bậc 2/8. Hoạt động kiểm tra thường xuyên bao gồm các hoạt động kiểm tra như: kiểm tra giáo án, sổ báo giảng, tiến độ vào điểm, nề nếp ra vào lớp, dự giờ chuyên môn,… các hoạt động kiểm tra thường xuyên do hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng với các tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn tổ chức thực hiện.

Trong quy trình kiểm tra, Lập kế hoạch kiểm tra có mức độ thực hiện và mức độ kết quả đạt được là thấp nhất, với giá trị trung bình lần lượt là 2.15 và 2.45, đều xếp thứ bậc 8/8. Thực tế cho thấy, hoạt động kiểm tra nhóm chuyên môn thường ít khi được lập kế hoạch mà thường được tổ chức bằng mệnh lệnh hành chính tức thời, theo hứng thú hoặc là mốc thời gian nằm trong kế hoạch hàng tháng của nhà trường. Cùng với đó là việc tổ chức lực lượng và tiến hành kiểm tra còn chưa mang tính khoa học. Thành phần kiểm tra do Hiệu trưởng trực tiếp chỉ định, cách thức tiến hành kiểm tra thường tập trung vào những sai sót nhỏ về hồ sơ chuyên môn, nề nếp ra vào lớp của giáo viên,…

Tóm lại, công tác kiểm tra có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy vai trò và hiệu quả của hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác kiểm tra hoạt động nhóm chuyên môn còn chưa được thực hiện thường xuyên và kết quả còn chưa cao. Mặt khác, còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn tại các trường THCS ở cả nội dung, hình thức và quy trình kiểm tra.

Biểu đồ 2.3: Mức độ thực hiện và mức độ kết quả kiểm tra đánh giá hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)