L ỜI CẢM ƠN
4. Giả thuy ết khoa học
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp được đề xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên một sự thống nhất, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lí hoạt động dạy học. Mỗi biện pháp có một vị trí và thế mạnh riêng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lí, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất trong khâu quản lí hoạt động dạy học. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là Hiệu trưởng phải biết vận dụng hài hoà, phù hợp, linh động các biện pháp này vào điều kiện cụ thể của nhà trường mình, phải thực hiện một cách khoa học, liên tục, có điều chỉnh, bổ sung để mang lại hiệu quả cao nhất. Các trường THCS trên địa bàn quận Hồng Bàng có đội ngũ giáo viên, học sinh, hình thức học tập, điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học …là rất khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp quản lí hoạt động nhóm chuyên môn cũng sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. Chính vì vậy không được xem nhẹ hay tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào bởi lẽ biện pháp này có tác dụng với trường này là lớn nhưng với trường khác là nhỏ và ngược lại.
3.4. Khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã xây dựng bằng việc trưng cầu ý kiến của 40 chuyên gia, gồm: 10 đồng chí cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng, 16 cán bộ quản lí là Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng, 14 giáo viên cốt cán của các trường THCS quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
Trong đó quy định mức độ đánh giá như sau:
Rất cấp thiết: 3 điểm, cấp thiết: 2 điểm, không cấp thiết: 1 điểm. Rất khả thi: 3 điểm, Khả thi: 2 điểm, không khả thi: 1 điểm.
* Mức độ cần thiết:
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lí được đề xuất STT Các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Tổng TB Thứ bậc 1
Xây dựng và hoàn thiện các quy định về cơ cấu, tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của nhóm chuyên môn
78 28 0 106 2.65 4
2 Tăng cường bồi dưỡng năng lực
cho nhóm trưởng chuyên môn 84 24 1 108 2.70 3 3 Chỉ đạo đổi mới nội dung sinh
hoạt của nhóm chuyên môn 87 22 2 109 2.73 2 4 Chỉ đạo đổi mới hình thức sinh
hoạt của nhóm chuyên môn 90 20 3 110 2.75 1 5 Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt
động nhóm chuyên môn 75 30 4 105 2.63 5
Giá trị trung bình: 2.69
* Mức độ khả thi:
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lí được đề xuất STT Các biện pháp đề xuất Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi Tổng TB Thứ bậc 1
Xây dựng và hoàn thiện các quy định về cơ cấu, tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của nhóm chuyên môn
69 34 0 103 2.58 3
2 Tăng cường bồi dưỡng năng lực
cho nhóm trưởng chuyên môn 72 32 3 104 2.60 2 3 Chỉ đạo đổi mới nội dung sinh
hoạt của nhóm chuyên môn 66 36 2 102 2.55 4 4 Chỉ đạo đổi mới hình thức sinh
hoạt của nhóm chuyên môn 75 30 1 105 2.63 1 5 Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt
động nhóm chuyên môn 63 38 4 101 2.53 5
Qua kết quả trưng cầu ý kiến được thể hiện ở bảng 3.1 và 3.2 trên đây chúng tôi nhận thấy: Kết quả 100% chuyên gia được hỏi ý kiến đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi của các các biện pháp được đề xuất. Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp có giá trị trung bình lần lượt là 2.69 và 2.58.
Trong đó, Chỉ đạo đổi mới hình thức sinh hoạt của nhóm chuyên môn là biện pháp được đánh giá có mức độ cần thiết và mức độ khả thi cao nhất, lần lượt là 2.75 và 2.63, xếp thứ bậc 1/5. Đây là biện pháp được nhà trường thực hiện trong những năm gần đây trong các hoạt động chuyên môn và dạy học nói chung trong việc tận dung lợi thế của mạng xã hội, thời gian và không gia sinh hoạt nhóm chuyên môn cho giáo viên. Đặc biệt được giáo viên trẻ rất hào hứng và tích cực tham gia. Cho nên bước đầu nhóm chuyên môn thực hiện biện pháp này sẽ tránh được những bỡ ngỡ, đồng thời thực hiện đi sâu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học cho từng bài học, nội dung cụ thể.
Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho nhóm trưởng chuyên môn cũng là biện pháp được đánh giá cao về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi, với giá trị trung bình lần lượt là 2.70 và 2.60. Hầu hết các khách thể đều cho rằng, nhóm trưởng chuyên môn là những người có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm khá vững vàng. Tuy nhiên, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động của nhóm chuyên môn thì còn yếu và hạn chế, mặt khác đa số họ có tâm lý e ngại và thiếu chủ động, phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo của nhà trường. Do đó việc bồi dưỡng năng lực cho nhóm trưởng chuyên môn là rất cần thiết, đặc biệt là năng lực tổ chức, quản lí.
Xây dựng và hoàn thiện các quy định về cơ cấu, tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của nhóm chuyên môn là biện pháp được đánh giá cấp thiết và khả thi cao. Đồng thời các khách thể cho rằng cần phải thực hiện ngay để làm cơ sở pháp lí cho các hoạt động nhóm chuyên môn được diễn ra một cách khoa học và có hiệu quả.
Chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt của nhóm chuyên môn và Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn là hai biện pháp có tính cấp thiết nhưng việc thực hiện thì còn có nhiều khó khăn và đòi hỏi cán bộ quản lí nhà trường cần phải có những bước đi cụ thể.
* Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.3: Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất STT Các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết Mức độ khả thi D2 Tổng điểm TB Thứ bậc Tổng điểm TB Thứ bậc 1
Xây dựng và hoàn thiện các quy định về cơ cấu, tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của nhóm chuyên môn
106 2.65 4 103 2.58 3 1
2 Tăng cường bồi dưỡng năng lực
cho nhóm trưởng chuyên môn 108 2.70 3 104 2.60 2 1 3 Chỉ đạo đổi mới nội dung sinh
hoạt của nhóm chuyên môn 109 2.73 2 102 2.55 4 4 4 Chỉ đạo đổi mới hình thức sinh
hoạt của nhóm chuyên môn 110 2.75 1 105 2.63 1 0 5 Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt
động nhóm chuyên môn 105 2.63 5 101 2.53 5 0
Giá trị trung bình: 2.69 2.58
Đồng thời đề tài sử dụng hệ số tương quan Spiec-man để tính toán:
D 2 = 6, N = 5 Theo công thức tính r ta có 2 2 6 1 ( 1) D r N N = 0.70
với r = 0.7, cho phép kết luận tương quan trên là thuận và khá chặt chẽ. Có nghĩa là các biệnpháp đề xuất được đánh giá là cấpthiết và khả thi.
Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Tóm lại, kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đều nhận được sự đồng thuận về tính cấp thiết và tính khả thi tương đối cao, mặc dù số ý kiến đánh giá ở các biện pháp không đều nhau và mức độ đánh giá của những đối tượng được trưng cầu ý kiến cũng khác nhau. Chúng tôi cho rằng, để phát huy tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ở các trường THCS quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác, trong đó yếu tố quan trọng nhất chính là vai trò chỉ đạo thực hiện trực tiếp của hiệu trưởng nhà trường.
Kết luận chương 3
Từ những nghiên cứu về lý luận công tác quản lí hoạt động nhóm chuyên môn và thực trạng công tác quản lí hoạt động nhóm chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THCS quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hiện nay, để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của mỗi nhà trường THCS, luận văn đã đề xuất một số các biện pháp quản lí hoạt động nhóm chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn quận Hồng Bàng. Các biện pháp quản lí này đảm bảo các nguyên tắc về tính hệ thống, tính kế thừa, tính khả thi và tính khoa học cụ thể là: 1/ Xây dựng và hoàn thiện các quy định về cơ cấu, tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của nhóm chuyên môn; 2/ Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho nhóm trưởng chuyên môn; 3/ Chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt của nhóm chuyên môn; 4/ Chỉ đạo đổi mới hình thức sinh hoạt của nhóm chuyên môn; 5/ Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn. Các biện pháp có mối quan hệ biện chứng, tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Hiệu quả của mỗi biện pháp không tách rời trong hệ thống các biện pháp quản lí giáo dục trong nhà trường nói chung và quản lí hoạt động nhóm chuyên môn nói riêng.
Đề tài đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp với các đối đượng khảo sát là chuyên gia Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán các nhà trường THCS. Kết quả khảo nghiệm đã chứng minh được sự cấp thiết và tính khả thi cao của các biện pháp được đề xuất. Đây là cơ sở khoa học cho việc triển khai thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động nhóm chuyên môn các trường THCS trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Công tác quản lí hoạt động nhóm chuyên môn có vai trò, ý nghĩa quan trọng giúp người quản lí có thể nắm chắc được chất lượng của đội ngũ giáo viên và chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường. Luận văn đã làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài như: quản lí, quản lí nhà trường, hoạt động nhóm chuyên môn, quản lí hoạt động nhóm chuyên môn. Đồng thời phân tích các chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động cụ thể của nhóm chuyên môn trong nhà trường THCS, đã đi sâu nghiên cứu công tác quản lí hoạt động nhóm chuyên môn theo chức năng quản lí, bao gồm các nội dung: lập kế hoạch hoạt động nhóm chuyên môn, tổ chức thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn, chỉ đạo thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn và kiểm tra đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn trong nhà trường THCS.
Qua khảo sát thực trạng quản lý nhóm chuyên môn ở các trường THCS quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng cho thấy đa số cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức đúng về vai trò quan trọng của hoạt động nhóm chuyên môn, và hoạt độngquản lí hoạt động nhóm chuyên môn tại các trường THCS quận Hồng Bàng bao gồm các nội dung: Lập kế hoạch nhóm chuyên môn, tổ chức thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn, chỉ đạo thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn, kiểm tra đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn đã được Hiệu trưởng các trường thực hiện khá thường xuyên nhưng chất lượng chưa cao và chưa đồng đều ở từng nội dung.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng, đề tài đã đề xuất 5 biện pháp quản lí hoạt động nhóm chuyên môn tại các trường THCS quận Hồng Bàng gồm: 1/ Xây dựng và hoàn thiện các quy định về cơ cấu, tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của nhóm chuyên môn; 2/ Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho nhóm trưởng chuyên môn; 3/ Chỉ đạo đổi mới nội dung
sinh hoạt của nhóm chuyên môn; 4/ Chỉ đạo đổi mới hình thức sinh hoạt của nhóm chuyên môn; 5/ Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn. Các biện pháp có mối quan hệ biện chứng, tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Hiệu quả của mỗi biện pháp không tách rời trong hệ thống các biện pháp quản lí giáo dục trong nhà trường nói chung và quản lí hoạt động nhóm chuyên môn nói riêng.
Để đánh giá mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm xin ý kiến đánh giá của cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán các nhà trường THCS. Kết quả khảo nghiệm đã chứng minh được tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Đây là cơ sở khoa học cho việc triển khai thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động nhóm chuyên môn các trường THCS trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với phòng Giáo dục và đào tạo Quận Hồng Bàng
Ban hành các văn bản quy định về cơ cấu nhóm chuyên môn và hướng dẫn hoạt động nhóm chuyên môn, quản lí hoạt động nhóm chuyên môn đối với các trường THCS trên địa bàn.
Tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lí hoạt động nhóm chuyên môn cho hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và nhóm trưởng chuyên môn.
Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn đối với các môn học có ít giáo viên ở các trường trong quận.
Định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên đề ở các môn học để giáo viên được giao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
2.2. Đối vớihiệu trưởngtrường trung học cơ sở
Tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực quản lí nhà trường, đặc biệt là quản lí hoạt động nhóm chuyên môn.
Tự bồi dưỡng để hiểu rõ và áp dụng đúng, linh hoạt các văn bản hướng dẫn công tác quản lí giáo dục nói chung và quản lí nhóm chuyên môn nói riêng.
Có kế hoạch, có những chính sách động viên, khuyến khích, hỗ trợ, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán trở thành nhóm trưởng chuyên môn.
Tăng cường các hoạt động quản lí nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động nhóm chuyên môn như: tuyên truyền về đổi mới sinh hoạt nhóm chuyên môn, tổ chức sinh hoạt nhóm chuyên môn mẫu, sinh hoạt chuyên đề định kỳ, dự giờ, dự sinh hoạt nhóm chuyên môn,…
Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các nội dung quản lí hoạt động nhóm chuyên môn. Nghiên cứu và triển khai thực hiện tốt 5 biện pháp quản lí hoạt động dạy học đã được đề xuất.
2.3. Đối vớinhóm trưởng chuyên môn trườngtrung học cơ sở
Tích cực tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho bản thân.
Tích cực nghiên cứu các văn bản hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn, các quy định về hoạt động nhóm chuyên môn của nhà trường và các cấp quản lí.
Tham gia tích cực các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lí do nhà trường và Phòng giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức.
Chủ động trong việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn, giao nhiệm vụ cho giáo viên và huy động sự tham gia của giáo viên vào các hoạt động của nhóm chuyên môn.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Lê Quang Dũng (2018), "Quản lí hoạt động của nhóm chuyên môn tại trường trung học cơ sở", Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 162, kì 1, tr.67.