Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới hình thức sinh hoạt nhóm chuyên môn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 89 - 92)

L ỜI CẢM ƠN

4. Giả thuy ết khoa học

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới hình thức sinh hoạt nhóm chuyên môn

* Mục đích

Về đổi mới hình thức sinh hoạt: có thể áp dụng tổng hợp nhiều hình thức sinh hoạt như: sinh hoạt định kỳ theo tuần, tham gia dự giờ tập thể; thông qua giáo án tập thể. Đặc biệt là phân công giáo viên trong nhóm thực hiện nghiên cứu và báo cáo định kỳ các vấn đề của chuyên môn như: cách giải quyết những bài tập khó, nâng cao; cách tổ chức một bài học khó, kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, trao đổi về phương pháp, kỹ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học hay những quyến sách hay, có ý nghĩa trong công tác giảng dạy và giáo dục,… từ đó các thành viên trong nhóm cùng học tập, trao đổi, hỗ trợ nhau và rút kinh nghiệm chung.

Trong đó, tác giả đề xuất chỉ đạo thực hiện đổi mới hai hình thức sinh hoạt nhóm chuyên môn đó là: Sinh hoạt nhóm chuyên môn trực tuyến và sinh hoạt nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Nhằm mục đích tạo cơ hội trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho từng giáo viên; đồng thời phát huy vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí giáo dục nói chung và quản lí hoạt động nhóm chuyên môn nói riêng; đồng thời giúp giáo viên thuận tiện trong việc trao đổi thông tin ở mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm được thời gian đi lại và khoảng cách giữa các trường đối với nhóm chuyên môn liên trường.

* Nội dung và cách thực hiện

(1) Tổ chức thực hiện sinh hoạt nhóm chuyên môn theo hình thức nghiên cứu bài học

- Hiệu trưởng thay đổi nhận thức của giáo viên về sinh hoạt chuyên môn theo hình thức nghiên cứu bài học thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong tập thể sư phạm.

- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên về quy trình thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm phát triển năng lực cho giáo viên. Bao gồm 4 giai đoạn: (1) Thiết kế bài học minh họa, (2) Dạy và dự giờ quan sát lớp học, (3) Suy ngẫm/ Chia sẻ, (4) Áp dụng/ thiết kế lại.

- Cán bộ quản lí đưa ra các hướng dẫn, xây dựng kế hoạch thực hiện và thực hiện tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo đúng hướng dẫn, kế hoạch.

- Tổ chức bồi dưỡng các kỹ năng cho đội ngũ giáo viên về nghiên cứu bài học, cụ thể như: kỹ năng thiết kế bài học, kỹ thuật quan sát khi dự giờ, cách ghi chép theo phiếu quan sát, kỹ năng lắng nghe và chia sẻ, kỹ thuật chụp ảnh và quay video khi dự giờ.

- Hiệu trưởng thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên đối với các nhóm chuyên môn bằng các hình thức như: nghe báo cáo, trực tiếp tham dự sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, rút kinh nghiệm sau dự giờ,…

(2) Tổ chức thực hiện sinh hoạt nhóm chuyên môn trực tuyến

- Hiệu trưởngtrường THCS cần có sự thống nhất về nội dung,hình thức, các quy định sinh hoạt trực tuyến nhóm chuyên môn.

Về nội dung sinh hoạt trực tuyến nhóm chuyên môn cần tập trung vào nâng cao chất lượng bài giảng; nội dung các văn bản về chương trình giáo dục, quy định nhà trường của Bộ GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT; tiêu chuẩn chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên THCS; phương pháp nghiệp vụ sư phạm; cách thức xử lý các tình huống xảyra trong quá trình lên lớp của giáo viên.

Về hình thức sinh hoạt trực tuyến thông qua mạng internet (qua website: truongtructuyen.edu.vn). Khi cần trao đổi một vấn đề, giáo viên cần chuẩn bị nội dung đưa lên mạng (văn bản, video, hình ảnh…) để mọi giáo viên trong nhóm theo dõi trao đổi thống nhất.

Về các quy định sinh hoạt trực tuyến của nhóm chuyên môn cần quy định cụ thể về đối tượng tham gia, thời gian, chế độ báo cáo, sổ sách sinh hoạt. Trong đó, sổ sách sinh hoạt trực tuyến cần giao cho các nhóm trưởng chuyên môn ghi chép một cách cụ thể về thời gian, thành phần, nội dung, kết quả sinh hoạt trực tuyến theo ngày, tuần, tháng…

Sau khi thống nhất về nội dung, hình thức và các quy định sinh hoạt trực tuyến của nhóm chuyên môn, Hiệu trưởng phổ biến, quán triệt tới mọi cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường để thống nhất tổ chức thực hiện và chấp hành.

- Kết hợp chặt chẽ giữa sinh hoạt trực tuyến và sinh hoạt trực tiếp.

Sau khi các nhóm chuyên môn có sự thống nhất về trao đổi một vấn đề thông qua sinh hoạt trực tuyến, nhóm trưởng chuyên môn ở các trường cần có sự quán triệt, phổ biến, trao đổi lại với giáo viên trong nhà trường trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tiễn của trường mình để thống nhất cách thức tổ chức thực hiện vấn đề sao cho có sự hiệu quả nhất.

Nhóm trưởng chuyên môn thông qua sinh hoạt trực tiếp tại trường phát hiện những vấn đề còn tồn tại, khúc mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện của giáo viên cần tổng hợp sau đó trao đổi trực tuyến với các nhóm chuyên môn ở các nhà trường THCS bạn đã liên kết để tìm cách giải quyết hiệu quả nhất.

- Hiệu trưởng quy định chế độ báo cáo kết quả hoạt động của các nhóm chuyên môn thông qua sinh hoạt trực tuyến.

Việc báo cáo hoạt động của nhóm chuyên môn lên Hiệu trưởng nhà trường do nhóm trưởng trực tiếp phụ trách, việc báo cáo phải có sổ sách ghi chép một cách cụ thể và nhóm trưởng phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chất lượng hoạt động của nhóm chuyên môn. Việc báo cáo có thể theo định kỳ theo tuần, tháng.

Hiệu trưởng có thể trực tiếp kiểm tra kết quả hoạt động sinh hoạt trực tuyến của nhóm chuyên môn thông qua chất lượng nhận thức của giáo viên đối với các vấn đề đã trao đổi trực tuyến, các yêu cầu đối với chất lượng giảng dạy của giáo viên và môn học đang thực hiện.

* Điều kiện thực hiện

- Năng lực tổ chức, điều khiển của nhóm trưởng chuyên môn và ý thức tự giác, tích cực của giáo viên khi tham gia sinh hoạt chuyên môn theo hai hình thức trên.

- Hệ thống máy tính, thiết bị điện tử, mạng internet cần được đảm bảo tốt. - Kiến thức, kỹ năng sử dụng máy tính, mạng internet của giáo viên.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)