Thực trạng hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường THCS

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 48 - 53)

L ỜI CẢM ƠN

4. Giả thuy ết khoa học

2.2.2. Thực trạng hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường THCS

Tìm hiểu thực trạng của nhóm chuyên môn ở các trường THCS quận Hồng Bàng, chúng tôi sử dụng câu hỏi Đánh giá của thầy/cô về thực trạng hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường THCS mà thầy/cô đang công tác?

(Câu hỏi 2, phụ lục 1), xử lí điều tra, chúng tôi thu được kết quả như bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Thực trạng hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường THCS

STT Nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Thi thoảng K. bao giờ Tổng TB Thứ bậc 1 Thực hiện các chuyên đề chuyên môn 123 158 0 281 2.34 2

2 Sinh hoạt nhóm chuyên môn 144 144 0 288 2.40 1

3 Rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ

sư phạm của giáo viên 39 202 6 247 2.06 5

4 Tổ chức và tham gia các tiết

dự giờ, thao giảng 45 210 0 255 2.13 4

5 Quản lí hồ sơ của nhóm

chuyên môn 102 172 0 274 2.28 3

Hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường THCS được thực hiện chưa thường xuyên, với giá trị trung bình là 2.24. Trong đó, mức độ thực hiện của từng nội dung là khác nhau. Cụ thể như sau:

* Thực trạng sinh hoạt chuyên môn và chuyên đề của nhóm chuyên môn tại các trường THCS quận Hồng Bàng

Sinh hoạt nhóm chuyên môn và chuyên đề chuyên môn được thực hiện khá thường xuyên. Đây là hai nội dung nằm trong các quy định của Điều lệ trường phổ thông và quy định cụ thể của Phòng Giáo dục và nhà trường, với giá trị trung bình lần lượt là 2.40 và 2.34, xếp thứ bậc 1/5 và 2/5.

Các nhóm chuyên môn thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình 37 tuần chuyên môn theo chương trình nhà trường phổ thông đã xây dựng và được Hội đồng thẩm định chuyên môn cấp quận phê duyệt. Các nhóm chuyên môn tích cực xây dựng các chủ đề dạy học theo môn học, liên môn, tích hợp đảm bảo linh hoạt, hiệu quả. Cụ thể, năm học 2015-2016 xây dựng được 210 chủ đề, năm học 2016-2017 xây dựng được 185 chủ đề. Các nhóm chuyên môn triển khai các chủ đề trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp huyện và trong các tiết lên lớp tại trường.

Phòng Giáo dục và đào tạo ban hành kế hoạch số 33/KH-PGD&ĐT năm học 2015 - 2016 về chỉ đạo thực hiện “Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh THCS”, các trường THCS đã xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn (trường, tổ, nhóm), trong đó định hướng đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu hoạt động học của học sinh; theo hướng phát triển năng lực học sinh. Đồng thời, tổ chức các hoạt động chuyên môn theo chuyên đề thiết thực, hiệu quả; xây dựng các chủ đề dạy học có chất lượng, quy định số buổi sinh hoạt chuyên môn trong tuần, tháng, các nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn. Năm học 2015-2016, Phòng giáo dục đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp quận và thực hiện được 46 buổi hội

thảo, hội nghị và 62 chuyên đề về đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn. Trong đó, có thể kể đến một số chuyên đề được đánh giá cao như: chuyên đề ngoại khóa “Chúng em với văn học dân gian” của trường THCS Hồng Bàng, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở mô hình trường học mới Việt Nam tổ chức tại trường THCS Nguyễn Trãi, chuyên đề “đổi mới phương pháp dạy học” bằng hình thức cuộc thi giữa các giáo viên ở đó giáo viên trực tiếp tìm hiểu, thể hiện các phương pháp, kỹ thuật dạyhọc mới; chuyên đề cấp quận minh họa nội dung tích hợp, lồng ghép về ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai qua giờ dạy Địa lý tại trường THCS Hồng Bàng,…

Các trường có kế hoạch cụ thể về sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, đặc biệt đổi mới sinh hoạt nhóm chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh, phát triển năng lực học sinh được thực hiện có hiệu quả ở nhiều nhóm chuyên môn. Mỗi tháng, các môn Lịch sử, Địa lý, Vật lý tổ chức sinh hoạt chung toàn quận 1 lần do cốt cán bộ môn và Ban giám hiệu trưởng sở tại phụ trách nhằm mục đích trao đổi, bồi dưỡng và tháo gỡ những vướng mắc về đổi mới nội dung dạy học, bồi dương và tháo gỡ những vướng mắc về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.

* Thực trạng rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên

Ở các trường THCS trên địa bàn quận Hồng Bàng, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường luôn đặc biệt quan tâm đến kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên. Hàng năm, Nhà trường luôn có sự tập huấn, bồi dưỡng, kiểm tra kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm trong giảng dạy của giáo viên thông qua tổ chức các cuộc thi, dự giờ sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn, trực tiếp dự giờ lên lớp của giáo viên, kiểm tra công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp... Bên cạnh đó, trong công tác tuyển chọn đầu vào, nhà trường sát hạch năng lực của giáo viên một cách cụ thể, chất lượng thông qua thành tích hồ sơ học tập, năng lực thực giảng.

Trong quá trình công tác, đội ngũ giáo viên luôn có nhận thức đúng trong tự giác học tập, rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp và mục tiêu giáo dục của nhà trường. Việc rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên được tổ chức khá chặt chẽ trong hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, hội thi hội giảng của nhà trường. Đặc biệt, một số nhà trường không ngừng tạo điều kiện để giáo viên có điều kiện học tập năng cao trình độ chuyên môn ở các trường sư phạm chính quy của nhà nước.

Tuy nhiên, ở các trường THCS vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về việc rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên như: việc tổ chức hội thi hội giảng cho giáo viên có nơi còn nặng về hình thức, thiếu coi trọng đánh giá về chất lượng; một số giáo viên thiếu năng động, sáng tạo trong đổi mới tư duy tiếp cận trong phương pháp dạy học; do thiếu điều kiện về tài chính nên một số trường chưa có điều kiện cho giáo viên tham gia các khóa đào tạo nâng cao tại các trường sư phạm; chất lượng sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn có nơi còn hạn chế. Các hoạt động rèn luyện, bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ sư phạm còn ở hình thức tự phát, GV tự rèn luyện, tự bồi dưỡng là chính.

Kết quả khảo sát cho thấy hoạt động rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở nhóm Toán, Văn, Tiếng Anh được đánh giá thực hiện thường xuyên và tốt hơn so với các nhóm chuyên môn khác. Vì đây là những bộ môn có số tiết học trong năm học nhiều nhất, kết quả môn học liên quan tới việc thi vào lớp 10 THPT của học sinh, giáo viên các bộ môn Toán, Văn có tinh thần đổi mới cao hơn.

* Thực trạng tổ chức và tham gia các tiết dự giờ, thao giảng

Hiện nay, việc tổ chức và tham gia các tiết dự giờ, thao giảng của giáo viên đối với người cán bộ quản lý, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, tập thể giáo viên ở trường THCS là một hoạt động được quy định cụ thể. Việc dự giờ, thao giảng giúp đội ngũ cán bộ quản lý nắm chắc chất lượng giảng dạy của đội

ngũ giáo viên để có biện pháp điều chỉnh trong công tác bồi dưỡng hàng năm trong nhà trường, mặt khác nó giúp giáo viên phải tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của bản thân để đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục của nhà trường và tiêu chuẩn chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên THCS theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đồng thời giúp mỗi giáo viên và nhóm chuyên môn được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chia sẻ để cùng nhau tiến bộ,...

Về công tác dự giờ, thao giảng thường được các trường quy định cụ thể trong các quy định và quy chế chuyên môn đầu mỗi năm học. Trong đó quy định cụ thể số tiết dự giờ đối với cán bộ quản lí, tổ trường chuyên môn, giáo viên và giáo viên mới vào nghề. Đồng thời, quy định cách thức tổ chức và tiến hành dự giờ, thao giảng.

Tuy vậy thực tế cho thấy, ở không ít cán bộ quản lí nhà trường còn chưa thật sự quan tâm đến công tác kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua dự giờ, thao giảng. Họ thường giáo mọi việc đánh giá cho đội ngũ giáo viên là tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn. Chính điều này đã làm nảy sinh không ít tiêu cực trong việc bao che, dấu giếm về những hạn chế của giáo viên, làm cho công tác dự giờ, thao giảng không được tiến hành chu đáo, triệt để, nó trở nên hình thức. Mặt khác, đội ngũ giáo viên và nhóm chuyên môn cũng thường có lí do bận tiết dạy hay các công việc cá nhân, tập thể khác mà thoái thác việc tham gia dự giờ. Các hoạt động rút kinh nghiệm sau dự giờ còn được thực hiện qua loa, tập trung vào tìm khuyết điểm và chưa mang lại hiệu quả tích cực, làm cho giáo viên có tâm lí nặng nề khi bị kiểm tra, dự giờ.

Thông qua việc quan sát trực tiếp cũng như hỏi ý kiến cán bộ quản lý các trường THCS cho thấy, hoạt động dự giờ, thao giảng thường được tổ chức tốt ở các nhóm chuyên môn như Toán, Văn, Tiếng Anh, Lý, Hóa, các nhóm Lịch sử,

Địa lýhoạt động dự giờ, thao giảng chưa được tổ chức thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

* Thực trạng quản lí hồ sơ của nhóm chuyên môn

Việc quản lý hồ sơ của nhóm chuyên môn được nhà trường chỉ đạo thực hiện khá nghiêm túc. Các loại hồ sơ bao gồm hồ sơ nhóm chuyên môn, hồ sơ của cá nhân giáo viên. Trong đó, hồ sơ nhóm chuyên môn được giao cho nhóm trưởng chuyên môn phụ trách. Việc kiểm tra hồ sơ nhóm chuyên môn được Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng chuyên môn tiến hành định kỳ theo tuần hoặc hai tuần một lần.

Tuy nhiên, hồ sơ nhóm chuyên môn hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Một số giáo viên cho rằng hồ sơ sổ sách với giáo viên còn khá nặng nề với nhiều loại. Việc ghi chép đòi hỏi mất nhiều thời gian đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác của giáo viên. Ngoài ra việc kiểm tra và ký duyệt hồ sơ, sổ sách chưa được tiến hành thường xuyên, chưa đúng định kỳ, đặc biệt là việc ký duyệt hồ sơ giáo án, sổ báo giảng và các hồ sơ chuyên môn khác.

2.3. Thực trạng quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ởtrường THCS quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)