Thực trạng giám sát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 60 - 62)

Thực hiện thông tư số 13/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về Kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Thương mại với nội dung phân tách chức năng, nhiệm vụ trong các giao dịch, quy trình nghiệp vụ không để xung đột lợi ích hoặc kiểm soát, ngăn chặn xung đột lợi ích; một cá nhân không chi phối toàn bộ một giao dịch, quy trình thực hiện giao dịch; một cá nhân không cùng lúc được giao các công việc có xung đột lợi ích;

Căn cứ Quy chế cho vay 225/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/04/2019 và Quy trình cho vay 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/06/2019 của Agribank, Agribank Củ Chi đã triển khai quy trình tín dụng nhằm tách bạch chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ trong các khâu của quy trình; Thực hiện phương châm tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với chất lượng tín dụng, Agribank Củ Chi chủ trương tăng cường kiểm tra giám sát tín dụng ở tất cả các khâu trong quy trình cho vay:

Kiểm tra trước khi cho vay thông qua việc thẩm định

Phải thẩm định toàn diện từ thẩm định khách hàng đến phương án vay vốn, khả năng thu hồi vốn và thẩm định tài sản bảo đảm.

Phải thẩm định trực tiếp tại địa chỉ khách hàng, địa điểm sản xuất kinh doanh và địa chỉ tài sản bảo đảm, kết hợp việc thu thập số liệu trên sổ sách chứng từ với thu thập hình ảnh trên thực tế để xác nhận, chứng minh các nội dung đã thẩm định.

Thẩm định quá khứ thông qua lịch sử quan hệ tín dụng của KH, thẩm định hiện tại thông qua năng lực tài chính và tính khả thi của phương án vay vốn, thẩm định tương lai thông qua xác định hiệu quả mang lại, khả năng trả nợ, quy mô tăng trưởng và chiều hướng phát triển của KH..

Kiểm tra trong khi cho vay

Thông qua việc xác định nhu cầu, soạn thảo hồ sơ, ký kết hợp đồng, bàn giao giấy tờ tài sản bảo đảm, giải ngân vốn vay, định kỳ trả nợ.

Kiểm tra sau khi cho vay

Nội dung của kiểm tra sau khi cho vay bao gồm, kiểm tra sử dụng vốn vay (chứng từ chuyển tiền, hóa đơn mua bán hàng hóa, kho hàng hóa,..) và kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng (tình hình tài chính, tiến độ và khả năng trả nợ,..). Agribank Củ Chi quy định chặt chẽ thời gian kiểm tra sau khi cho vay cụ thể:

- Đối với KHDN, kiểm tra sử dụng vốn vay phải thực hiện chậm nhất 30 ngày kể từ ngày giải ngân. Kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, đánh giá khả năng trả nợ ít nhất 1 lần trong vòng 6 tháng kể từ ngày kiểm tra gần nhất.

- Đối với KHCN, kiểm tra sử dụng vốn vay phải thực hiện chậm nhất 60 ngày kể từ ngày giải ngân. Kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, đánh giá khả năng trả nợ ít nhất 1 lần trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm tra gần nhất.

Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ của chi nhánh đã xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong đó chú trọng kiểm tra hoạt động tín dụng. Kế hoạch kiểm tra xác định rõ những nội dung, đối tượng thuộc chương trình kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu rủi ro. Định kỳ hàng tháng, phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ báo cáo kết quả kiểm tra trực tiếp cho Giám đốc chi nhánh để chỉ đạo chỉnh sửa, khắc phục.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ của Chi nhánh ngày càng được củng cố, nhân sự được bổ sung (năm 2015 chỉ có 2 cán bộ, năm 2018 được 3 cán bộ và năm 2019 đã

được bổ sung thành 6 cán bộ), tăng cường nhân sự cho phòng KTKSNB góp phần đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát hoạt động của toàn chi nhánh nói chung, cũng như hoạt động tín dụng nói riêng. Cán bộ chuyên môn được chú trọng tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thẩm định, triển khai các văn bản pháp luật của ngành, các văn bản quy định của pháp luật có liên quan tại Chi nhánh và đào tạo tập trung tại Trung tâm đào đạo cán bộ của Agribank.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w