Kinh nghiệm QTRRTD tại một số NHTM trên thế giới

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 38 - 43)

• NH Citibank của Mỹ

Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, Citibank đã có những biện pháp sau:

Thứ nhất, Citibank có sự phân định rõ chức năng các ban trong cơ cấu tổ chức có liên quan đến quy trình tín dụng:

- Ban lãnh đạo: Đây là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của Citibank, điều hành hoạt động của cả ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng. Ban lãnh đạo có trách nhiệm đề ra mức rủi ro của ngân hàng; những mục tiêu chiến lược và các quy

định chung sử dụng trong toàn ngân hàng; kiểm tra lại quyết định cấp tín dụng của các cán bộ tín dụng nếu thấy nghi ngờ có khả năng xảy ra rủi ro.

- Ban hoạch định chính sách tín dụng: Ban này phải chịu trách nhiệm trong việc duy trì một hình thức phòng ngừa và hạn chế rủi ro hoàn chỉnh, có hiệu quả; tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tư gián tiếp, dự đoán những tổn thất tín dụng; thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với luật, với quy định chung của ngân hàng; xem xét và chỉnh sửa chính sách tín dụng nếu xét thấy chúng có thể gây ra rủi ro bất thường; xem xét trao quyền cấp tín dụng cho những cán bộ có đủ năng lực; lập các báo cáo về đầu tư gián tiếp, tập trung đánh giá chất lượng các thông tin rủi ro, tiến trình XLRR đối với tất cả các trường hợp quá hạn mức tín dụng cho phép.

- Ban quản trị hạn mức tín dụng: Những người quản trị hạn mức tín dụng có nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh, xem xét và thông qua các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng của khoản tín dụng đó. Những người quản trị hạn mức tín dụng còn có trách nhiệm phát triển chiến lược kinh doanh, xét và duyệt cho vay các chương trình tín dụng, quản trị đầu tư gián tiếp và kiểm tra chất lượng, sửa chữa các thiếu sót khi cần.

- Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Nhân viên của ban này ít nhất phải có 10 năm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp; đánh giá sự đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng, về các chính sách, sự thi hành và các thủ tục trong quản trị tín dụng; phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập.

Thứ hai, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay: việc đánh giá độ tin cậy của người đi vay tập trung vào những điểm chủ yếu theo truyền thống “Tín dụng 5 chữ C” như sau:

- Character of management: Năng lực quản trị của người vay;

- Financial capacity of the venture: Năng lực tài chính của người vay; - Collateral security: Thế chấp đảm bảo khoản vay;

- Condition of the industry: Lĩnh vực mà người vay hoạt động; - Condition of terms: Các điều khoản và điều kiện tín dụng.

Quyền cấp tín dụng được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực và tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên, chứ không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng.

Quyền phê duyệt: Ở Citibank, việc cấp tín dụng không do một người quyết định, mà được quyết định bởi 3 cán bộ tín dụng, những người chịu trách nhiệm về cho vay và phải thông qua các chương trình tín dụng hay giao dịch tín dụng riêng lẻ.

Một số NHTM ở Trung Quốc

Trung Quốc là một trường hợp riêng biệt trong việc lựa chọn mô hình quản lý nợ xấu do những đặc điểm riêng với hệ thống Ngân hàng có dư nợ cho vay quy mô rất lớn.

Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay, yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng, dự kiến một cách hợp lý các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất như dự phòng tổn thất cho vay, đồng thời theo đó các khoản tín dụng được phân thành 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), trong đó nợ nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu.

Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của Ngân hàng.

Trong phân loại nợ, các Ngân hàng Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh thông thường của khách hàng là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với khoản cho vay mới, Ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với Ngân hàng khác.

Qua kinh nghiệm về QTRRTD của một số NHTM trong nước và thế giới, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong hoạt động QTRRTD trước hết là các Ngân hàng phải thực hiện chặt chẽ quy trình tín dụng, chấn chỉnh và thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời các RRTD phát sinh. Đồng thời thực hiện việc phân loại nợ, và trích lập dự phòng

đầy đủ và chính xác. Song song với thực hiện tốt quy trình tín dụng, các NHTMphải thực hiện chặt chẽ và logic quy trình QTRRTD từ khâu nhận diện đo lường, đến khâu kiểm tra giám sát vì RRTD luôn tiềm ẩn trong suốt quá trình cấp tín dụng.

Ket luận chương 1:

Chương 1 của luận văn đã khái quát các lý thuyết cơ bản về hoạt động QTRRTD và lý thuyết về QTRRTD theo Basel II. Qua đó nêu ra được nội dung của hoạt động QTRRTD gồm 4 bước cũng như chỉ ra các mô hình QTRRTD tiêu biểu và bài học kinh nghiệm về QTRRTD của các nước trên thế giới.

Hệ thống các lý thuyết về QTRRTD trên sẽ làm cơ sở việc đánh giá, phân tích và đưa ra giải pháp trong QTRRTD tại Agribank chi nhánh Củ Chi trong các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w