đoạn 2015- 2019
• về huy động vốn
Là một trong những nghiệp vụ chính của Chi nhánh, huy động vốn luôn chiếm giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn vốn tín dụng. Agribank chi nhánh Củ Chi được xếp vào nhóm các chi nhánh thừa vốn, nguồn vốn huy động luôn cao gấp 2 lần so với dư nợ cho vay, tặng trưởng đều qua các năm. Các chính sách chăm sóc khách hàng luôn được chú trọng, các dịp lễ tết thường triển khai các sản phẩm tiết kiệm dự thưởng đầu năm với lãi suất ưu đãi. Cơ chế lãi suất cạnh tranh lũy tiến theo số dư được áp dụng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút tiền gửi của khách hàng. Chính sách chăm sóc khách hàng được triển khai thường xuyên cho khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng thông qua các hình thức quà tặng như túi du lịch, nón bảo hiểm, dù, áo mưa, lịch, bộ tách trà, đồng hồ,.. ..Trên từng sản phẩm quà tặng đó, Agribank chi nhánh Củ Chi luôn trau chuốt hình ảnh Logo thương hiệu vừa làm hài lòng khách hàng truyền thống, vừa quảng bá, thu hút khách hàng tiềm năng đến với mình. Kết quả của sự nỗ lực của toàn thể chi nhánh là nguồn vốn huy động luôn tăng trưởng đều qua các năm và luôn đạt kế hoạch được giao.
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Củ Chi)
Có thể thấy được, nguồn vốn huy động có kỳ hạn của Agribank chi nhánh Củ Chi luôn tăng trưởng khá qua các năm trong khi nguồn vốn không kỳ hạn không có nhiều biến động. Trong đó, nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân (tiền gửi dân cư) chiếm tỷ trọng lớn, luôn trên 90%. Các hợp đồng tiền gửi của tổ chức tại Chi nhánh còn hạn chế do nhu cầu sử dụng vốn liên tục của doanh nghiệp nên thường không có lượng tiền nhàn rỗi, các hợp đồng tiền gửi ở đây chủ yếu số tiền không nhiều và kỳ hạn ngắn, thường tất toán khi đáo hạn. Trong những năm trở lại đây, tổng nguồn vốn huy động tăng chủ yếu do lượng tiền gửi dân cư tăng, còn lượng tiền gửi tổ chức kinh tế đang giảm dần, một phần là do quy trình thủ tục ký hợp đồng tiền gửi còn phức tạp.
■Tiền gửi tổ chức kinh tế
■Tiền gửi dân cư
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế Agribank Củ Chi giai đoạn 2015 - 2019
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Củ Chi)
• Ve dư nợ cho vay
Là nghiệp vụ chính tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, Agribank chi nhánh Củ Chi luôn đặc biệt chú trọng trong việc sử dụng vốn vừa mang hiệu quả, vừa hạn chế được rủi ro. Nguồn vốn huy động dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh phát triển hoạt động tín dụng. Dư nợ Agribank chi nhánh Củ Chi vào năm 2015 là 1,499.89 tỷ đồng và bắt đầu tăng trưởng trở lại cho đến năm 2018 với tốc độ 38.47%, đạt 2,329.59 tỷ đồng. Từ cuối năm 2018 đến năm 2019, dư nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn: Thông tin liên quan đến phá sản Công ty Cho thuê Tài chính II của Agribank (ALC II)
đã ảnh hưởng tiêu cực đến công tác huy động vốn của Chi nhánh; Lĩnh vực chăn nuôi bị ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi mà tại địa bàn huyện Củ Chi, dư nợ cho vay mục đích chăn nuôi heo đang chiếm tỷ trọng lớn; Việc thực hiện định hướng của Trụ sở chính là tập trung vốn cho sản xuất, các lĩnh vực ưu tiên, hạn chế các lĩnh vực có rủi ro cao như cho vay kinh doanh bất động sản cũng ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng tín dụng của Agribank chi nhánh Củ Chi. Dư nợ năm 2019 tăng trưởng đạt 2,650.83 tỷ đồng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã giảm hơn 1 nửa so với năm trước.
ĐVT: Tỷ đồng, %
Biểu đồ 2.3. Dư nợ, tốc độ tăng trưởng dư nợ và nguồn vốn Agribank Củ Chi giai đoạn 2015-2019
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Củ Chi)
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Củ Chi.