Tác động và hậu quả của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 28 - 29)

• Đối với Ngân hàng

NHTM đứng ra làm một trung gian kết nối giữa người vay và người cho vay nhằm mục đích thu lãi từ hoạt động trung gian đó. Khi RRTD xảy ra tức là ngân hàng không thu được một phần lãi/gốc đến hạn từ người vay mà vẫn phải trả một phần lãi/hoàn gốc cho số tiền huy động được người cho vay. Điều này sẽ khiến cho ngân hàng mất đi cơ hội kiếm lãi trong hoạt động của mình, dẫn đến chênh lệch bất lợi trong cân đối nguồn cho vay và nguồn huy động, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Nếu tình trạng rủi ro nghiêm trọng sẽ dẫn đến mất khả năng thanh khoản của ngân hàng. Từ đó, làm mất lòng tin của người đến gửi tiền cũng như người vay trở nên chây lì không chịu trả nợ. Và sau cùng, Ngân hàng chính là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, uy tín bị sụt giảm, kinh doanh không hiệu quả, năng lực tài chính sa sút,

không thể cạnh tranh với TCTD khác. Ngân hàng hoạt động không có lời, sẽ không có tiền chi trả lương cho nhân viên, những người có năng lực tốt sẽ tìm môi trường làm việc tốt hơn làm cho tình hình của ngân hàng đó đã khó càng thêm khó khăn hơn. Và nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những hậu quả vô cùng trầm trọng, tệ nhất là ngân hàng có thể phải tuyên bố phá sản.

Đối với hệ thống Ngân hàng

Hậu quả tệ nhất của RRTD là có thể dẫn đến sự phá sản của một NHTM. Đối với hệ thống tài chính kinh tế thế giới nói chung và hệ thông ngân hàng nói riêng, nguy cơ tồn tại một hiệu ứng dây chuyền gọi là “Hiệu ứng domino”. Tức là khi có một sự đổ vỡ của một NHTM, nó sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền lây lan sang các ngân hàng khác. Người dân không còn tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, liên tục đến ngân hàng đề rút tiền, từ đó lan thêm nhiều rủi ro cho các ngân hàng khác (Rủi ro thanh khoản, rủi ro vỡ nợ). Đối với sự sụp đổ của một NHTM lớn, nó có thể lây lan sự đổ vỡ ra toàn hệ thống ngân hàng, thậm chí còn kéo theo sự đổ vỡ của hệ thống tài chính của một quốc gia và các quốc gia lân cận, hoặc lan rộng ra toàn thế giới dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vì thế cần phải có sự can thiệp từ sớm của Chính phủ và NHTW để ngăn chặn sự lây lan có thể diễn biến khó lường của hậu quả RRTD gây ra.

Đối với nền kinh tế

Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn gắn bó mật thiết đến mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội trong một quốc gia. Nguồn vốn huy động cũng như nguồn dư nợ cho vay có thể đến từ các chủ thể kinh tế trong tất cả các ngành, các thành phần kinh tế. Đồng thời ngân hàng cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo vốn cho sự phát triển kinh tế. Vì thế, Việc ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân đang vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngân hàng gặp khó, không thể giải ngân tiếp tục để xoay vốn, doanh nghiệp không có vốn hoạt động hay trả lương cho nhân viên dẫn đến các vấn đề kinh tế xã hội như thất nghiệp, suy thoái kinh tế,... Suy thoái kinh tế của một quốc gia lớn có thể gây nên khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu (điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2008 đã ảnh hưởng lớn đến các quốc gia ở Châu Âu, lan tới tận các quốc gia ở Châu Á).

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w