Những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động QTRRTD

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 70 - 76)

2.4.2.1. Nguyên nhân chủ quan

• Công tác tổ chức, nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu QTRRTD.

Việc xây dựng kế koạch tín dụng hàng năm tại chi nhánh do phòng Kế hoạch nguồn vốn thực hiện. Đây là bộ phận đưa ra những dự báo, nhận định về sự phát triển hay nguy cơ rủi ro của các ngành, lĩnh vực từ đó định hướng tăng trưởng tín dụng và xây dựng kế hoạch tín dụng cho Chi nhánh. Tuy nhiên, kế hoạch tín dụng được xây dựng theo ý kiến chủ quan của bộ phận cán bộ phòng kế hoạch nguồn vốn, thiếu nguồn thông tin từ hoạt động thực tiễn của bộ phận tín dụng, không phân tích đánh giá tình hình thị trường, xu hướng phát triển của các ngành nghề, lĩnh vực. Từ đó việc xác mục tiêu, định hướng đầu tư tín dụng không đúng đắn, nguy cơ dẫn đến RRTD.

Viện phân công cán bộ xử lý nợ đối với khoản vay mà chính là cán bộ đó là người thẩm định và đề xuất cho vay sẽ không mang lại hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu độc lập, khách quan trong công tác xử lý nợ.

Việc phân công cán bộ pháp chế tại chi nhánh tham gia xử lý nợ trong giai đoạn khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng tại cơ quan pháp luật (cơ quan Tòa án, Thi hành án) nhưng không được sự phối hợp, hỗ trợ của bộ phận quản lý khoản vay, sẽ không xác định được thực trạng khoản vay cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, không có căn cứ để tham gia hòa giải, thỏa thuận và có quyết định đúng đắn.

Sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng nghiệp vụ trong QTRRTD tại chi nhánh chưa tốt, chưa mang lại hiệu quả.

Để thực hiện tốt quy trình QTRRTD đòi hỏi phải có sự tham gia hầu hết các phòng nghiệp vụ như: phòng KHNV, KHDN, KHCN, KTKSNB; Tuy nhiên tại chi nhánh, các phòng nghiệp vụ hoạt động một cách độc lập, rời rạc, thiếu sự phối hợp hỗ trợ lẩn nhau, từ đó không phát huy hiệu quả hoạt động QTRRTD nhất là ở khâu xử lý RRTD.

Các phòng nghiệp vụ hoạt động độc lập, rời rạc, thiếu sự phối hợp hỗ trợ thậm chí đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Kết quả nhiều khoản nợ xấu không được quan tâm theo dõi để có giải pháp xử lý thu hồi.

Tình trạng vận động lôi kéo khách hàng giữa các phòng khách hàng với phòng giao dịch trong chi nhánh còn khá phổ biến; cùng khách hàng, cùng phương án và tài sản bảo đảm như nhau nhưng kết quả thẩm định và quyết định cho vay ở mỗi phòng lại khách nhau.

Chưa quan tâm đến công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ

Việc tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ được thực hiện hàng năm theo kế hoạch nhưng phương pháp đào tạo chưa thực sự mang lại hiệu quả. Các nội dung đào tạo, tập huấn chủ yếu là phổ biến triển khai các quy định, quy trình nghiệp vụ mà không phân tích, thảo luận để đưa ra giải pháp tháo gở khó khăn, giải quyết những vấn đề tồn tại phát sinh trong thực tiễn.

Chưa tổ chức đào tạo nâng cao cho cán bộ thẩm định thông qua các lớp học như thẩm định dự án đầu tư, phân tích tài chính doanh nghiệp.. .cũng như các lớp học nhằm trang bị các kiến thức về mặt kỹ thuật của các ngành nghề sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ công tác thẩm định cho cán bộ.

Chưa chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ.

Trong các cuộc giao ban tín dụng chỉ chú trọng về chuyên môn nghiệp vụ mà không tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thông qua các hình thức cung cấp thông tin phản ánh của khách hàng để cảnh báo răn đe; báo cáo tiến độ thẩm định, giải ngân vốn vay, nêu rõ nguyên nhân chậm trễ trong khâu thẩm định và giải ngân vốn vay nhằm ngăn chặn tình trạng trì trệ, nhũng nhiễu khách hàng trong quá trình thẩm định cho vay.

Chưa áp dụng triệt để các biện pháp xử lý cán bộ theo mức độ vi phạm, thường chỉ áp dụng biện pháp nhắc nhở, hàng tháng hạ bậc xếp loại thi đua.

Chính sách hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong từng thời kỳ còn những bất cập tiềm ẩn rủi ro.

Chủ trương tăng trưởng nóng, tăng trưởng nhanh nhất là ở các thời điểm cuối quý, cuối năm nhằm chạy theo thành tích, hoàn thành chỉ tiêu thi đua. Cán bộ thẩm định phải hạ chuẩn tín dụng để mở rộng khách hàng và tăng trưởng tín dụng. Từ đó chất lượng tín dụng giảm sút, nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến rủi ro tín dụng gia tăng.

Bên cạnh đó, quá chú trọng vào lãi suất cho vay và chạy theo lợi nhuận cũng là nguyên nhân chủ quan dẫn đến nguy cơ xảy ra nợ xấu tại chi nhánh. Khuyến khích vay trung dài hạn đối với các đối tượng có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn hạn để áp dụng lãi suất trung dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn từ 2%-3%/năm dẫn đến việc phân kỳ hạn trả nợ không phù hợp với dòng tiền và khả năng trả nợ thực tế của khách hàng. Dòng tiền thu về khi chưa đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng sẽ sử dụng vốn cho các chu kỳ sản xuất tiếp theo hoặc sử dụng vốn vào mục đích khác, khi nợ đến hạn thì không có nguồn để thanh toán.

Công cụ đo lường rủi ro còn hạn chế

Agribank chưa ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá các chỉ tiêu đo lường tín dụng theo phương pháp định tính là cơ sở đánh giá, xác định mức độ rủi ro trong quá trình tiếp nhận yêu cầu, thu thập thông tin khách hàng và trong khâu thẩm định tín dụng nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro sẽ xảy ra mà chỉ đo lường mức độ RRTD sau khi rủi ro đã xảy ra thông qua việc xác định các chỉ tiêu định lượng (như quy mô và tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu). Như vậy sẽ không chủ động phòng ngừa mà chỉ xử lý sau khi rủi ro đã xảy ra.

Chưa thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng

Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ có vai trò kiểm tra giám sát trong toàn bộ hoạt động trong đó có hoạt động QTRRTD của chi nhánh nhưng hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc chi nhánh, tiền lương và thu nhập của cán bộ kiểm tra kiểm soát do Hội đồng lương mà Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Chi nhánh quyết định mức lương chi trả cho cán bộ. Như vậy hoạt động kiểm tra giám sát sẽ thiếu tính độc lập tương đối, tình trạng kiêng nể, dè chừng. Kết quả kiểm tra không phát hiện và chỉ ra những nội dung mang tính bản chất của sai phạm mà chỉ thống kê, báo cáo những chi tiết, sai sót nhỏ. Vì vậy, một số tồn tại sai phạm chủ quan từ cán bộ và lãnh đạo tín

dụng có thể dẫn đến rủi ro cho khoản cấp tín dụng sẽ không được phát hiện, hoặc có sự chủ động lựa chọn đưa ra khỏi danh mục hồ sơ phải kiểm tra.

2.4.2.2. Nguyên nhân khách quan

• Áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn

Thị phần hoạt động trên địa bàn nông thôn còn màu mỡ, các NHTM đua nhau thành lập chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn huyện Củ Chi ngày càng nhiều khiến cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để thu hút khách hàng, nhiều NH hạ tiêu chuẩn và các nguyên tắc thận trọng an toàn. Agribank là NHTM đầu tiên có mặt tại Củ Chi, đã xây dựng được một lượng khác hàng trung thành, tuy nhiên, các số liệu thống kê gần đây cho thấy, dù các số liệu về dư nợ nguồn vốn tăng đều qua các năm, nhưng mà số lượng KH thì luôn giảm. Để giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, CBTD sử dụng nhiều biện pháp hạ chuẩn tín dụng như là đánh giá sơ sài về thông tin, mục tiêu, hiệu quả đầu tư dự án, phương án sản xuất kinh doanh để kết luận đủ điều kiện cho vay. Đồng thời khâu giám sát rủi ro trong hoạt động QTRRTD cũng được nới lỏng theo để che giấu sai phạm trong cho vay. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh, giảm tính hiệu quả của hoạt động QTRRTD.

Vấn đề đạo đức của một số khách hàng.

Các khách hàng cá nhân tại Chi nhánh vay vốn chủ yếu với mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Họ thường là người nông dân, trình độ thấp, kiến thức không cao, không được đào tạo, khó tiếp cận, tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật mới, hiện đại. Trong quá trình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt nếu có rủi ro xảy ra thì cũng không còn nguồn nào khác để trả nợ, xảy ra nguy cơ mất vốn. Đối với KHDN, Chi nhánh đã XLRR những khoản vay của mà rủi ro xuất phát từ năng lực yếu kém của người điều hành như thiếu năng lực chuyên môn, thiếu kiến thức về thị trường, không hoạch định được chiến lược kinh doanh,.. dẫn đến giảm khả năng trả nợ, phải huy động từ các nguồn khác để đáo hạn và cuối cùng là mất khả năng trả nợ. Những khách hàng này thường che giấu sự thiếu kiến thức của mình khiến những đánh giá của CTBD về khách hàng bị sai lệch, hoạt động QTRRTD của Chi nhánh gặp khó khăn ngay từ khâu nhận diện rủi ro.

Một số cơ chế chính sách, quy định trong hoạt động tín dụng đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến QTRRTD tại chi nhánh.

Với mức lãi suất quá hạn hiện tại tối đa bằng 150% lãi suất trong hạn tương ứng, Khi nợ vay quá hạn, trong khi chưa có phương án nào tốt hơn, khách hàng có thể chấp nhận nợ quá hạn trong khoản thời gian nhất định và chịu tăng phí lãi vay, không tích cực tìm giải pháp trả nợ, công tác XLRR của Chi nhánh gặp khó khăn.

Theo cơ chế tuyển dụng hiện tại, việc tuyển dụng lao động tại Agribank được thực hiện tập trung tại trụ sở chính, Chi nhánh không được chủ động tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu hoạt động trong thực tiển trong khi nguồn nhân lực tại chi nhánh đang thiếu hụt trầm trọng. Từ năm 2015 đến 2019, số lượng lao động của chi nhánh chỉ dao động bình quân khoảng 85 lao động, thiếu hụt 20 lao động so với định biên là 105 lao động; trong đó số lượng cán bộ làm tín dụng tại chi nhánh 21 cán bộ quản lý các khoản vay của 60 KH doanh nghiệp và trên 8.000 KH cá nhân. Ngoài số cán bộ giữ chức vụ trưởng phó phòng, bình quân mỗi CBTD quản lý trên 700 KH; Áp lực từ công việc và từ khách hàng đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định khoản vay của cán bộ nguy cơ RRTD. Bên cạnh đó, việc thiếu nhân lực trên toàn chi nhánh khiến cho nhân sự công tác trong hoạt động QTRRTD có đủ trình độ chuyên sâu am hiểu về QTRRTD tại Chi nhánh không được đảm bảo, hoạt động QTRRTD gặp khó khăn.

Agribank quy định việc xác định giá trị đối với tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất nông nghiệp theo khung giá quy định của UBND tỉnh, thành phố. Mức giá này thấp hơn rất nhiều lần so với giá trị chuyển nhượng trên thị trường. Để có thể cho vay vốn, Chi nhánh chủ trương cho phép cán bộ thẩm định tự nâng giá trị phần đất phi nông nghiệp cao hơn giá trị thực để bù lại giá trị đất nông nghiệp phải xác định theo khung giá. Từ đó việc định giá tài sản đảm bảo hoàn toàn do chủ quan của cán bộ thẩm định, vượt quá khả năng kiểm soát rủi ro của Chi nhánh.

Do tác động các yếu tố môi trường

Sự biến động của tình hình kinh tế xã hội theo hướng bất lợi đã tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn như giá cả, thị trường, tỷ giá, lãi suất..., làm chi phí sản xuất tăng cao, hàng hóa không tiêu thụ được, sản xuất kinh doanh thua lỗ, khả năng trả nợ của khách hàng ngày càng suy giảm, từ đó gián tiếp gây nên rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Sự trì trệ, thiếu trách nhiệm thậm chí là biểu hiện quan liêu nhũng nhiễu của một

bộ phận cán bộ ngành tư pháp trong quá trình tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng ảnh hưởng xấu đến kết quả xử lý thu hồi nợ xấu, thậm chí có những khoản vay được xét xử trái quy định của pháp luật phải kháng cáo, thời gian tham gia tố tụng kéo dài.

Bình quân dự nợ cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Củ Chi chiếm tỷ lệ khoảng 75% trên tổng dư nợ, đây là lĩnh vực vay vốn chịu nhiều tác động của các môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh. Trong những năm gần đây thiên tại dịch bệnh lại diễn ra ngày càng thường xuyên, phức tạp, khó dự đoán và việc đề phòng rất khó khăn gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng. Không những làm suy giãm khả năng trả nợ mà đã có nhiều trường hợp dịch bệnh gậy bị thiệt hại toàn bộ trang trại chăn nuôi làm khách hàng mất khả năng trả nợ. Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong trường hợp này là vấn đề miễn cưỡng nhưng cũng hết sức khó khăn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CỦ CHI

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w