Thực trạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 54 - 57)

• Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát trong mức cho phép, tỷ lệ nợ quá hạn cần có giải pháp triệt để.

40

Bảng 2.1. Dư nợ và tỷ trọng dư nợ phân theo chất lượng tín dụng Agribank Củ Chi giai đoạn 2016-2019

CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2019 Dư nợ

xấu %/dư nợ Dư nợxấu %/dư nợ Dưnợ xấu %/dư nợ Dư nợ xấu %/dư nợ 1- Nội bảng 45.4 9 % 2.89 4 4.3 0.26% 2.11 0.09% 1.39 0.05% 2- Ngoại bảng 254.19 13.91 % 192.34 10.26% 73.6 9 3.07% 52.0 1 1.92% - Nợ XLRR 94.7 9 77.2 9 73.6 9 52.0 1 - Nợ bán______ 159.40 115.05 ___ 0_ ___0_ 3- Tổng nợ xấu__________ 299.68 16.80 % 196.68 10.52% 75.8 0 3.16% 53.4 0 1.98%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Củ Chi)

Nhìn chung, dư nợ xấu tại Agribank chi nhánh Củ Chi có xu hướng giảm qua các năm và ở tỷ lệ cho phép. Dư nợ có tăng trưởng hàng năm nhưng không cao, tỷ lệ nợ nhóm 1 luôn trên 90%.

Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh trong năm 2016 (từ 2.89% xuống còn 0.26%) %) nhờ thu được khoản vay KHDN có dư nợ xấu nhóm 5 cao. Năm 2017, thực hiện theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, nhiều khoản nợ xấu được XLRR để bán cho VAMC. Các năm sau đó, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm đến năm 2019 còn 0.05%. Như vậy, nợ xấu đã giảm dần qua các năm và luôn đạt tỷ lệ trong tiêu chuẩn của NHNN và quy chuẩn đưa ra về an toàn RRTD (< 3%). Trong khi đó, nợ quá hạn nhóm 2 (nợ tiềm ẩn rủi ro) vẫn còn ở mức cao. Tỷ lệ nợ nhóm 2 tính đến cuối năm 2017 là 1.77%, đến năm 2019, tỷ lệ này giảm chỉ chiếm 1.68% trong cơ cấu dư nợ.

Tuy nhiên, dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm thì tất yếu rủi ro về nợ quá hạn, nợ xấu cũng tăng theo. Tỷ lệ nợ nhóm 2 tính có giảm qua các năm nhưng số dư nợ tuyệt đối thì có chiều hướng gia tăng (năm 2017: 29.85 tỷ đồng; năm 2018: 32.53 tỷ đồng; năm 2019: 44.55 tỷ đồng). Điều này tiềm ẩn trong tăng trưởng tín dụng luôn có nguy cơ rủi ro. Agribank chi nhánh Củ Chi cần phân tích nguyên nhân tăng nợ nhóm 2

và có giải pháp giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra.

• Nợ xấu nội bảng giảm chủ yếu là do XLRR hạch toán ra ngoại bảng và bán nợ cho VAMC.

Bảng 2.2. Dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu nội, ngoại bảng của Agribank Củ Chi giai đoạn 2016-2019

________Chỉ tiêu________ 2015 2016 2017 2018 2019 Trích lập dự phòng nợ

phải thu khó đòi thông thường (882201) 20.72 14.19 16.98 5.49 2.60 Trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt (882301) 29.91 10.56 11.98 43.37 - Tổng cộng 50.64 24.75 28.96 48.85 2.60

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Củ Chi)

Dự nợ xấu nội bảng qua các năm tuy luôn giảm dần nhưng luôn thấp hơn nhiều so với dự nợ xấu ngoại bảng. Thực thu nợ xấu nội bảng hằng năm là không đáng kể, chủ yếu là do hạch toán XLRR và bán nợ VAMC. Nợ ngoại bảng bao gồm nợ đã XLRR và nợ bán nhìn chung từ năm 2016 đến 2019 giảm đáng kể từ 254,19 tỷ đồng ở năm 2016, đến 2019 còn 52,01 tỷ đồng. Như vậy, việc thu hồi nợ xấu chủ yếu ở giai đoạn sau khi đã hạch toán nợ xấu ra ngoại bảng.

Thu hồi nợ xấu từ sự nỗ lực của chi nhánh chỉ chiếm một phần nhỏ còn lại chủ yếu là do tác động từ Chính phủ, NHNN và Agribank trong việc ban hành các chính sách về cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, nhất là Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Chính phủ ban hành về Thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, khách hàng có thể được giảm tối đa đến 100% lãi quá hạn, thậm chí có những khoản vay đủ điều kiện miễn lãi, chỉ cần trả nợ gốc nên có nhiều khách hàng trở nên hợp tác với ngân hàng để trả nợ vay.

Ngoài ra, trong các năm từ 2017 đến 2019, một yếu tố khách quan có tác động tích cực đến công tác thu hồi nợ xấu của chi nhánh là sự sôi động của thị trường bất động sản, giá trị nhà đất gia tăng đáng kể, khách hàng có điều kiện dễ dàng xử lý tài sản và chỉ bán một phần tài sản nhà đất là đủ khả năng để trả nợ.

42

Điều này cũng chứng tỏ chi nhánh chưa có giải pháp tích cực và hiệu quả để xử lý thu hồi nợ xấu, hoạt động QTRRTD tại chi nhánh còn nhiều vấn đề phải phân tích, đánh giá, xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp thiết thực để hạn chế rủi ro tín dụng và xử lý hiệu quả khi rủi ro đã xảy ra.

Trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và kịp thời

Bảng 2.3. Trích lập dự phòng tại Agribank Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2015 - 2019

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Củ Chi)

Tại chi nhánh có hai khoản được trích lập dự phòng đó là trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi thông thường (trích lập dự phòng cho các khoản nợ quá hạn theo tỷ lệ quy định tại thông tư 02/2013/TT-NHNN) và trích lập dự phòng trái phiếu đặt biệt (trích lập dự phòng cho các món bán nợ VAMC). Giai đoạn đầu, trích lập dự phòng của chi nhánh cao do nguồn trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt. Năm 2018 Chi nhánh đã sử dụng nguồn dự phòng trái phiếu đặc biệt này để XLRR, tất toán hết các khoản nợ bán VAMC. Năm 2019, không còn nợ bán VAMC đồng thời tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giảm mạnh dẫn đến trích lập dự phòng trong năm cũng thấp (2.6 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w