Khái niệm và sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 30 - 31)

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì RRTD là điều chắc chắn xảy ra, không thể loại trừ. Tùy theo mức độ và quy mô của RRTD sẽ ảnh hưởng tiêu cực để lại hậu quả nghiêm trọng đến đến hoạt động tín dụng của NHTM. Vì thế đòi hỏi các NHTM cần phải quản trị rủi ro tín dụng một cách chặt chẽ để đảm bảo sự sống còn của chính bản thân mình.

Theo Bùi Diệu Anh (2013) thì “Quản trị rủi ro tín dụng là dự kiến, ngăn ngừa và đề xuất biện pháp kiểm soát các rủi ro nhằm loại bỏ, giảm nhẹ hoặc chuyển chúng sang một tác nhân khác, tạo điều kiện sử dụng tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp”.

Theo Dương Ngọc Hào (2015) thì “Quản trị rủi ro tín dụng là tiến trình của nhà quản trị bao gồm nhận dạng, đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng phải đối mặt đồng thời lựa chọn và thực thi những biện pháp/công cụ thích hợp nhằm đối phó với rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại”

Như vậy, có thể xem Quản trị rủi ro tín dụng là toàn bộ quá trình từ khi nhận diện, đo lường, đánh giá cho đến lúc triển khai giám sát, kiểm soát các RRTD của NH nhằm mục đích ứng phó và giảm thiểu thấp nhất RRTD có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng của NH.

Tại Việt Nam, Yêu cầu kiểm soát rủi ro theo hiệp ước Basel II được NHNN công bố theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN Quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cho thấy việc Nhà nước đang rất quan tâm đến vấn đề QTRRTD tại các Ngân hàng trong nước. Đây đang là việc làm quan trọng, hết sức cần thiết đối với ngân hàng trong giai đoạn hiện nay:

- Đảm bảo tính thống nhất cho cả quá trình logic chặt chẽ từ khâu nhận diện cho đến khâu kiểm soát, giải quyết hậu quả do RRTD gây ra.

QTRRTD là một quá trình cần thực hiện một cách chặt chẽ, logic, khâu sau liên kết với khâu trước để có thể dự báo, đánh giá, đo lường từ lúc rủi ro nhen nhóm xuất hiện. Phát hiện sớm rủi ro sẽ ngăn chặn được các biến cố bất lợi có thể đang xảy ra hoặc sẽ lan rộng hơn. Ngăn ngừa rủi ro bao giờ cũng tốt hơn là việc phải đi giải quyết những rủi ro đó, vì thế đòi hỏi phải thực hiện các bước của QTRRTD chính xác và hiệu quả.

QTRRTD tốt góp phần giảm tổn thất cho chính bản thân các NHTM.

Rủi ro lớn nhất của việc cấp một khoản tín dụng là khả năng khách hàng không trả được vốn gốc và lãi trong khi đây lại là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận chính của NHTM. Vì thế, cần QTRRTD để hạn chế tối đa thiệt hại, đồng nghĩa là để tối đa hóa lợi nhuận.

Bao gồm trong QTRR là việc trích lập dự phòng, nguồn dự phòng được trích từ chính lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, khi thực hiện QTRRTD tốt, các khoản nợ xấu được thu hồi, nguồn dự phòng được đưa trở lại vào lợi nhuận của NH, đảm bảo sự phát triển bền vững cho NH trong tương lai

Tăng cường QTRR góp phần làm lành mạnh hơn tình hình tài chính của NH.

Quản trị rủi ro tốt góp phần ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ của các NHTM, gia tăng năng lực tài chính của các NHTM trong quá trình thực hiện các cam kết về việc gia nhập WTO trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

- Quản trị rủi ro tốt góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội trong nước, tăng cường quan hệ quốc tế.

Quản trị rủi ro tốt thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, gây dựng niềm tin đối với khách hàng của các NHTM từ đó phát triển hệ thống sản phẩn dịch vụ NH trong nước. Củng cố niềm tin vào năng lực quản trị hoạt động NH của đất nước với cộng đồng và các quốc gia trên thế giới, tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w