Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 27 - 28)

• Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn (Non performing loan - NPL) là khoản nợ bao gồm cả phần gốc và/hoặc lãi bị quá hạn mà người vay không trả được cho TCTD đúng thời hạn như đã thỏa thuận. Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết được chất lượng tín dụng tại NH, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp, RRTD càng cao.

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = --- x 100% Tổng dư nợ cho

Theo Thông tư số: 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN, nợ quá hạn được phân loại theo thời gian và được chia thành các nhóm:

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) là các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Tương tự như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cũng cho biết về chất lượng tín dụng của một tổ chức tín dụng. Trong đó, nợ xấu là khoản nợ quá hạn thuộc nhóm 3, 4, 5 theo phân loại nợ của NHNN.

Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = —--- x 100% Tổng dư nợ cho vay

Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê).

Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn cho phép là 3%.

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD

Theo Thông tư số: 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 thì “Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn

thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung”

Tỷ lệ Dự phòng RRTD được trích lập

trích lập = ------ x 100%

dự phòng RRTD Tổng dư nợ cho vay

Cũng theo đó, “Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể”.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%;

Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%

Còn đối với Dự phòng chung Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Mục đích của việc trích lập dự phòng rủi ro là để bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ có thể xảy ra của TCTD. Việc NH trích lập dự phòng đầy đủ và kịp thời giúp NH không bị lúng túng khi rủi ro xảy ra, hướng tới việc phát triển bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w