Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 31 - 37)

QTRRTD là một chuỗi quá trình bao gồm 4 nội dung là nhận diện và dự báo rủi ro, đo lường và đánh giá rủi ro, kiểm tra và giám sát rủi ro, xử lý và phòng ngừa rủi ro. Toàn bộ quá trình được thực hiện theo trình tự và liên tục một cách thống nhất và chặt chẽ.

1.2.2.1. Nhận diện rủi ro

Nhận diện và dự báo RRTD là phải được thực hiện liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể nảy sinh rủi ro, việc nhận biết nhanh chóng các rủi ro để đề những biện pháp theo dõi phù hợp, chuyên nghiệp giúp giảm thiểu rủi ro, tổn thất ở mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp NH có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm RRTD phát sinh một cách hiệu quả.

Nguồn phát sinh RRTD có thể từ các khách hàng của NH hoặc từ chính sai sót trong quy trình tín dụng của NH:

- về phía khách hàng: từng khách hàng khác nhau sẽ có những nguy cơ về rủi ro khác nhau. Một khách hàng có nhiều khoản vay khác nhau cũng tồn tại những nguy cơ riêng đối với từng khoản vay. Chủ yếu rủi ro phát sinh từ nhân tố con người cho nên việc bước đầu thu thập thông tin trước khi cho vay là hết sức quan trọng. Bất kỳ một dấu hiệu nào liên quan về sức khỏe, tình hình tài chính, năng lực quản lý,... ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đều cần được quan sát theo dõi cụ thể.

- về phía ngân hàng: Ngân hàng cần phân tích danh mục và quy trình tín dụng của mình sau khi hoàn thành việc cho vay khách hàng để dự báo những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình cho vay như quy mô cho vay tăng cao, cơ cấu cho vay tập trung quá nhiều vào một loại ngành nghề, khe hỡ trong quy trình cho vay khiến khách hàng có thể lợi dụng để gây hại cho NH,...

1.2.2.2. Đo lường rủi ro

• Mô hình 6C

Đánh giá những rủi ro có thể xảy ra khi cho một khách hàng vay vốn dựa trên những hiểu biết của NH về khách hàng đó, phổ biến nhất là Mô hình định tính về RRTD - Mô hình 6C

- Character (Tư cách người vay): đo lường đánh giá ý thức, trách nhiệm của người đi vay về khoản vay. Tinh thần thiện chí trả nợ của họ khi khoản vay đến hạn.

- Capacity (Năng lực người vay): là đánh giá năng lực hành vi, năng lực pháp lý của cá nhân hay doanh nghiệp vay vốn trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc gia. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động thì phải xét đến khả năng hoạt động, khả năng vận hành của doanh nghiệp.

- Cashflow (Thu nhập người vay): Xác định nguồn trả nợ sau khi khách hàng vay vốn thông qua việc xác định thu nhập, doanh thu bán hàng, tính thanh khoản của tài sản lưu động,... bên cạnh đó cũng cần phải đánh giá khả năng sử dụng các khoản chi phí có hợp lý chưa, kiểm tra tình trạng vay vốn của khách hàng tại các TCTD khác, đánh giá khả năng trả nợ trên toàn bộ vốn vay của họ. Đây

là nội dung quan trọng để ra quyết định cho vay đối với KH đó.

- Collateral (Tài sản đảm bảo): Xác định nguồn trả nợ dự phòng khi có rủi ro KH không trả được nợ xảy ra, nguồn vốn đảm bảo để giảm thiểu rủi ro cho NH. Xác định tình trạng tài sản đảm bảo về giá trị, về tính thanh khoản, về vị thế của NH khi đòi cầm cố/ thế chấp tài sản đảm bảo đó. Khi khách hàng vay vốn cần đáp ứng đầy đủ điều kiện về tài sản đảm bảo giống như việc ràng buộc trách nhiệm phải trả nợ của khách hàng khi vay vốn tại NH, nếu không trả nợ, NH sẽ có biện pháp yêu cầu/ cưỡng chế xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

- Conditions (Các điều kiện): Xem xét các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn như: đối thủ cạnh tranh; tình trạng lao động; thay đổi về công nghệ; lạm phát; yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội, mội trường, bệnh dịch... Nắm rõ tình hình thay đổi của môi trường và xem xét hành động ứng phó của khách hàng có phù hợp với tình hình để đánh giá khả năng rủi ro có thể xảy ra.

- Control (Kiểm soát): Đánh giá ảnh hưởng từ sự thay đổi luật pháp, quy chế hoạt động đến khách hàng như các luật, quy định, quy chế vể tín dụng đổi mới; sự thay đổi trong bộ hồ sơ tín dụng. Đánh giá mức độ phù hợp của khoản vay sau khi có những đổi mới đó, xem có ảnh hưởng xấu đến khách hàng hay không, khoản vay của khác hàng còn đúng với tiêu chuẩn cho vay của Nh không.

Trong mô hình 6C thì yếu tố Capacity là quan trọng nhất vì đây là yếu tố then chốt để NH ra quyết định cho vay, nếu không có nguồn trả nợ, NH không thể cho vay. Bên cạnh xem xét khả năng trả nợ, NH cũng đánh giá kỹ lưỡng về phương án và mục đích vay vốn để đưa ra quyết định cuối cùng

Còn yếu tố Collateral là yếu tố kém quan trọng nhất vì trên thực tế hiện nay có rất nhiều khoản vay không cần tài sản đảm bảo mà chỉ dựa trên sự tín nhiệm của NH đối với một khách hàng, những khoản vay này thường là khoản vay nhỏ lẻ, hoặc khách hàng vay vốn được sự đảm bảo trả nợ từ chính phủ.

Tuy nhiên mô hình 6C đo lường đánh giá rủi ro mang tính chủ quan và phụ thuộc vào yếu tố con người để đánh giá rủi ro. Tính chính xác, minh bạch của dữ liệu thu thập được không được đảm bảo.

Bên cạnh việc đánh giá RRTD như một biến số định tính, người ta có thể lượng hóa chỉ tiêu RRTD để xác định mức độ rủi ro, xác xuất xảy ra rủi ro. Có nhiều phương pháp dự báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp đã được xây dựng và công bố. Tuy nhiên, ít có phương pháp được kiểm tra kỹ lưỡng và chấp nhận rộng rãi như hàm thống kê Z - score của Altman

Mô hình điểm số tín dụng phân biệt nhiều biến số do Altman (1981) phát triển đầu tiên. Sau đó được Steele (1984), Morris (1997) và các nhà nghiên cứu khác phát triển thêm. Dạng tổng quát của mô hình là Z=c+∑ciri (Trong đó: c là hằng số, ri là các tỷ suất tài chính và chỉ tiêu phi tài chính được sử dụng như những biến số, ci là các hệ số của mỗi biến số trong mô hình).

Các biến số trong hàm thống kê Z - Score của Altman gồm X1, X2, X3, X4, X5: X1 = Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets).

X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets).

- X3 = Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản (EBIT/Total Assets).

- X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity / Book Values of Total Liabilities).

X5 = Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/Total Assets).

Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và Z” để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau:

> Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 0.999X5

- Nếu Z > 2.99 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

- Nếu 1.8 < Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z <1.8 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

> Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z’ = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.420X4 + 0.998X5

Nếu Z’ > 2.9 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1.23 < Z’ < 2.9 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy

cơ phá sản.

Neu Z’ <1.23 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Các biến số X1, X2, X3, X5 tính như trên, riêng X4 bằng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu chia cho tổng nợ.

> Đối với các doanh nghiệp không thuộc ngành sản xuất:

Chỉ số Z” dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Hình thức này nhằm tối thiểu hóa ảnh hưởng tiềm tàng khi một biến số nhạy cảm của doanh nghiệp như doanh thu từ tài sản được tính vào.

Z” = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4

Nếu Z” > 2.6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

- Nếu 1.1 < Z” < 2.6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z” <1.1 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Hệ số của các biến số từ X1 đến X4 đều thay đổi. Mô hình đặc biệt này thường được sử dụng trong các ngành nghề mà doanh nghiệp phải trang bị tài sản theo rất nhiều cách khác nhau, đồng thời không thực hiện những điều chỉnh chẳng hạn như vốn hóa hợp đồng thuê mua. Các biến số X1, X2, X3 tính như trên, riêng X4 nếu doanh nghiệp đã cổ phần thì tính theo công thức X4 bằng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu chia cho tổng nợ; nếu doanh nghiệp chưa cổ phần thì X4 bằng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu chia cho tổng nợ.

Chỉ số Z (hoặc Z’ và Z”) càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Để tăng được chỉ số này cần phải nâng cao năng lực quản trị, rà soát để giảm những tài sản không hoạt động, tiết kiệm chi phí, xây dựng thương hiệu. Đó chính là sự kết hợp gián tiếp nhiều yếu tố tài chính và phi tài chính trong mô hình mới tạo được chỉ số an toàn.

1.2.2.3. Giám sát rủi ro

Sau khi thực hiện các bước nhận diện, đo lường rủi ro, NH cần xây dựng những chính sách phù hợp để theo dõi các rủi ro có thế xảy ra (Chiến lược quản lý, chính sách quản lý, chính sách phân tán rủi ro)

khả năng kiểm soát của NH, việc kiểm tra và giám sát rủi ro được thực hiện trước, trong và sau khi cho vay cụ thể:

Trước khi cho vay: Kiểm tra quá trình thiết lập chính sách, đảm bảo tính trình tự của thủ tục cho vay; Kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn, thẩm định, kiểm tra tờ trình vay vốn và các hồ sơ khác.

Trong khi cho vay: Kiểm tra lại bộ hồ sơ vay vốn, hợp đồng tín dụng; kiểm tra tính tuân thủ chính xác của quy trình giải ngân; kiểm tra lại nguồn vốn giải ngân ra đã được sử dụng vào mục đích vay vốn như thỏa thuận,..

• Sau khi cho vay: Giám sát thường xuyên nguồn vốn sau khi giải ngân, kiểm soát dòng thu trả nợ có đầy đủ và kịp thời theo như phương án sử dụng, tiến hành kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại sự phù hợp của các chính sách tín dụng.

1.2.2.4. Xử lý rủi ro

Dù cho ngân hàng có QTRRTD tốt như thế nào đi nữa thì RRTD vẫn xảy ra với nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Khi rủi ro xảy ra, các khoản nợ bị xếp vào nợ xấu từ nội bảng sau đó hạch toán ra ngoại bảng để theo dõi ở diện đặc biệt và có một bộ phận chuyên trách trong việc XLRR và thu hồi nợ đã XRLL. Để xử lý các món nợ xấu, ngân hàng có thể sử dụng biện pháp như gia hạn nợ, miễn giảm lãi, xử lý tải sản đảm bảo, khởi kiện, bán nợ, xóa nợ,...

Dựa trên trên kinh nghiệm về xử lý các khoản nợ rủi ro cũng như rút ra được bài học từ nguyên nhân xảy ra rủi ro đó, ngân hàng tiến hành các biện pháp để phòng ngừa rủi ro:

- Tránh rủi ro: Bằng cách chủ động từ chối các nhu cầu vay vốn mà ngân hàng nhận thấy rủi ro ngay từ bước đầu tiếp nhận hồ sơ để tránh gây tổn thất về sau. Hoặc ngân hàng chủ động đưa ra điều khoản bắt buộc (điều khoản nhằm loại bỏ rủi ro mà ngân hàng đang nhận thấy ở bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng) nếu khách hàng đồng ý vay vốn tại đây.

- Ngăn ngừa tổn thất: Ngân hàng có thể mua hoặc yêu cầu khách hàng chi trả các khoản bảo hiểm như bảo hiểm khoản vay, bảo hiểm giá trị tài sản đảm bảo,. Chủ động phân tán rủi ro thông qua đa dạng hóa danh mục cho vay, không tập

trung vào ngành mang lại lợi nhuận cao nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn.

- Tài trợ rủi ro: là để bù đắp những khoản rủi ro tín dụng đã xảy ra, làm lành mạnh bảng cân đối của ngân hàng chứ không phải xóa nợ cho khách hàng thông qua Trích lập quỹ dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w