Kiến nghị với Trụ sở chính Agribank

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 82 - 95)

Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, tô chức, mô hình đảm bảo tuân thủ nguyên tắc độc lập giữa các tuyến bảo vệ theo yêu cầu của NHNN tại Thông tư 13.

Đề nghị Trụ sở chính Agribank ủy quyền cho chi nhánh tự tổ chức thi tuyển bù đắp số lượng lao động giảm tự nhiên, bổ sung xét tuyển lao động đặc thù không yêu cầu bắt buộc trình độ đại học chuyên ngành như các vị trí văn thư, thủ quỹ, kiểm ngân...; Đối với lao động định biên tăng thêm đề nghị tổ chức thi riêng theo khu vực nội, ngoại thành cho phù hợp với năng lực, trình độ và điều kiện làm việc tại các địa phương vùng ngoại thành TP.

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu về quản trị rủi ro; thường xuyên đào tạo, cập nhập kiến thức về đánh giá, đo lường rủi ro,. cho lãnh đạo, cán bộ thực hiện công tác quản trị rủi ro tại Agribank.

Kiến nghị Agribank điều chỉnh quy định về việc xác định giá đất nông nghiệp theo khung giá của UBND TP.HCM sang áp dụng theo giá thị trường đồng thời quy định riêng về tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo để bảo đảm khi xử lý tài sản sẽ thu hồi vốn an toàn. Nhằm kiểm soát việc xác định giá trị tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất, tránh trường hợp CBTD định giá theo chủ ý cá nhân để đạt mục đích cho vay.

PHẦN KẾT LUẬN

QTRRTD có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế RRTD. Đây là vấn đề khó khăn, phức tạp vì RRTD luôn tồn tại khách quan gắn liền với hoạt động tín dụng. RRTD biểu hiện rất đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát và luôn có nguy cơ dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng nếu không có các biện pháp QTRR tốt. Ngược lại, nếu thực hiện tốt công tác QTRRTD thì sẽ hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả, thu nhập, bảo đảm an toàn vốn cho NH.

Là Ngân hàng thương mại nhà nước duy nhất có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài cùng với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, Agribank Củ Chi đã trở thành NHTM có vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng trên địa bàn huyện Củ Chi, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho địa phương; đồng thời tín dụng cũng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho chi nhánh.

Trong những năm từ 2015 đến 2019, hoạt động tín dụng của Agribank Củ Chi đạt kết quả rất khả quan, các chỉ tiêu tín dụng đều đạt kế hoạch, chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo, đã thể hiện sự quan tâm của chi nhánh trong công tác QTRRTD. Tuy nhiên, nếu đi sâu tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động QTRRTD của đơn vị sẽ thấy nổi lên những tồn tại, hạn chế cần phải đưa ra các giải pháp để khắc phục.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về RRTD và QTRRTD được thể hiện ở Chương 1, Luận văn đã phân tích nội dung của hoạt động QTRRTD là Nhận diện, Đo lường, Giám sát và xử lý rủi ro; xác định các nguyên nhân dẫn đến rủi ro cũng như đánh giá tác động và hậu quả khi NH gặp RRTD. Đồng thời kết hợp với việc phân tích đánh giá thực tiễn công tác QTRRTD tại Agribank Củ Chi, Luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, RRTD và thực trạng QTRRTD tại chi nhánh.

Trong phần những tồn tại, hạn chế trong QTRRTD tại Agribank Củ Chi, Luận văn chú trọng phân tích đánh giá những hạn chế thuộc về con người do con người là nhân tố quyết định trong mọi hoạt động kinh tế xã hội trong đó có hoạt động QTRRTD. Mặt khác, những hạn chế xuất phát từ con người thường mang tính chủ quan, có thể chủ động tìm giải pháp tác động để phòng ngừa và khắc phục được, còn sự tác động bất lợi của các yếu tố tự nhiên chỉ có thể hạn chế, giảm thiểu sự tác động,

Trong phần nguyên nhân của những hạn chế, ngoài phân tích theo nhóm nguyên

nhân của quan khách quan, Luận văn còn phân tích những nguyên nhân khác gián tiếp tác động dẫn đến những tồn tại hạn chế trong hoạt động QTRRTD tại chi nhánh.

Trong phần giải pháp khắc phục những hạn chế, Luận văn chú trọng nêu những giải pháp khắc phục nguyên nhân chủ quan do yếu tố con người tác động đến toàn bộ quá trình QTRRTD tại đơn vị. Đồng thời chỉ ra những giải pháp cụ thể trong từng nghiệp vụ ở tất cả các khâu của quy trình QTRRTD.

Như vậy, thực hiện tốt công tác QTRRTD gắn liền với tăng trưởng tín dụng hiệu quả thì hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của Agribank Củ Chi mới thực sự hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Bùi Diệu Anh (2012). iiQuan trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam ”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng TP.HCM.

2. Bùi Diệu Anh (2013). “Hoạt động kinh doanh ngân hàng”, NXB Phương đông.

3. Nguyễn Tuấn Anh (2012). “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội.

4. Lê Thị Huyền Diệu (2010). “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam ”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học Viện Ngân Hàng.

5. Trần Khánh Dương (2019). "Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam ”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học Viện Tài Chính Hà Nội.

6. Dương Ngọc Hào (2015). "Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng TP.HCM.

7. Trần Thị Việt Thạch (2016). "Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài Chính Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Tú (2012). “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam ”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Đặng Quang Tuyến (năm 2019). "Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các NHTM Việt Nam theo hiệp ước Basel II”, Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội.

10. Nguyễn Văn Tiến (2015). "Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Thống kê.

11. PGS.TS. Đinh Xuân Hạng, ThS. Nguyễn Văn Lộc (2012). "Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại ”, NXB Tài chính.

12. Phạm Thái Hà (2017). "Nghiên cứu chỉ tiêu đánh giá trủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại”,http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/nghien-cuu-chi-

tieu-danh-gia-rui-ro-tin-dung-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-129214.html, ngày 20/11/2020.

13.Huỳnh Thị Hương Thảo (2014). “Vận dụng nguyên tắt của Hiệp ước Basel để hạn chế nợ xấu”, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh- luan/van-dung-nguyen-tac-cua-hiep-uoc-basel-de-han-che-no-xau-72129.html,

ngày 20/11/2020.

14.Đỗ Đoan Trang (2019). “Về quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/ve-quan-tri-rui-ro-tin- dung-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-o-viet-nam-302221.html, ngày 09/02/2019

15. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Củ Chi giai đoạn 2015 - 2016.

16.Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư Số: 02/2013/TT-NHNN, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, ngày 21/01/2013.

17.Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư Số: 41/2016/TT-NHNN, Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 30/12/2016.

18.Ngân hàng Nhà nước (2018), Thông tư Số: 13/2018/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban ngày ngày 18/05/2018.

19.Tổng giám đốc Agribank (2019), Quyết định số: 1225/QĐ-NHNo-TD về Quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank, ngày 18/06/2019.

20.Tổng giám đốc Agribank (2011), Quyết định 1197/QĐ-NHNo- về Hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ NHNN&PTNT VN , XLRR ngày 18/10/2011.

Tiếng Anh

1. A. Saunder & H. Lange (1999), “Financial Institutions Management - A Modern Perspective”.

2. Altman, E. I., Haldeman, R. G. and Narayanan, P. (1977), “ZETA analysis: a new model to identify bankruptcy risk of corporations ”, Journal of Banking and Finance.

3. Altman, E. I. (2000). “Predicting Financial Distress of Companies: Revisiting the Z-Score and Zeta Models”, Working Paper, Dept. of Finance.

4. Basel Committee on Banking Supervision of Bank for International Settlement (2001), Risk management practices and regulatory capital.

5. Credit risk mangement workbook of Citibank

PHỤ LỤC I

Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam

- Giai đoạn 1988 -1990

Là giai đoạn thành lập - Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã ra đời với chức năng là một Ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tiền thân của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp là Vụ Tín Dụng nông nghiệp và một số bộ phận của Vụ tín dụng thương nghiệp, Ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng, Vụ Ke Toán,... của ngân hàng Nhà Nước. Đồng thời, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: 500 chi nhánh ngân hàng khu vực tỉnh, thành phố và huyện thị; Gần 200 phòng giao dịch; 80 cửa hàng vàng bạc; Hơn 7.000 đại lý ủy nhiệm tiết kiệm ở nông thôn gắn với các xã, phường; Gần 36.000 cán bộ nhân viên trình độ thấp nhất trong hệ thống ngân hàng gồm 10% trình độ đại học, 50% cao đẳng, trung cấp. 40% còn lại là sơ cấp và chưa qua đào tạo.

Mặc dù lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực trọng điểm của đất nước, có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP và là khu vực kinh tế có hơn 85% dân số nước ta tham gia, nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp thời bấy giờ lại hết sức lạc hậu, công cụ chủ yếu là các nông cụ thủ công, sức kéo từ trâu bò. Nghề cá chủ yếu khai thác trong lồng, nuôi trồng thủy sản chưa phát triển, nạn lũ lụt, hạn hán và thiên tai xảy ra liên tiếp, lạm phát ở mức cao. Hoạt động ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này vào thời điểm đó là vô cùng khó khăn.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội và điều kiện hoạt động như trên, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đã nhanh chóng đứng vững và tạo dựng nền móng để tồn tại và phát triển, nghiên cứu các chương trình kinh tế, các chủ trương cải cách kinh tế của Đảng và Nhà nước, chuẩn bị mở rộng hoạt động doanh nghiệp. Với những chuyển biến tích cực, Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của một ngân hàng ra đời vì sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam, xác định tính chất đúng đắn của việc hình thành mô hình ngân hàng chuyên danh trong bước đầu đổi mới cơ chế ngân hàng hai cấp, như việc cho vay thu mua lúa xuất khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đánh dấu bước chuyển của nước chỉ nhập khẩu thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

- Giai đoạn 1990 -1996

Năm 1990 là năm đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới của ngành ngân hàng. Tháng 5/1990, hai pháp lệnh ngân hàng ra đời khẳng định hệ thống Ngân hàng hai cấp. NHNN với chức năng NHTW, là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ tín dụng. Các NHTM, TCTD hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ pháp luật.

Ngày 14/11/1990, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đánh dấu bước chuyển mình quan trọng từ ngân hàng chuyên doanh sang mô nình ngân hàng kinh doanh đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp,đặc biệt trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu nhỏ lẻ và cấp thiết của nông dân để vực dậy nên nông nghiệp trong tình hình mới; Đây là một pháp nhân, hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Theo Quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1992 của giám đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thành lập chi nhánh các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, mô hình tổ chức và mạng lưới của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được mở rộng: 03 sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội, Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện miền Nam và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện miền Trung); 43 chi nhánh tỉnh, thành phố, 475 chi nhánh quận, huyện, xã. Vốn điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thời kỳ này là 200 tỷ đồng.

Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam vẫn là hoạt động tín dụng, khách hàng chủ yếu vẫn là các tổ chức quốc doanh và hợp tác xã. Cuối năm 1991 được sự chấp nhận của NHNN, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thí điểm cho vay hộ nông dân, mở ra thị trường rộng lớn và phù hợp với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tiến hành mở rộng việc cho vay hộ nông dân và đạt nhiều thành công rực rỡ; Đồng thời thực hiện tín dụng ủy thác cho Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ từ nguồn vốn của World Bank, The Asian Development Bank (ADB) ( 1995).

Về bộ máy tổ chức và quản lý điều hành ở trung ương được hình thành 2 cấp:

Cấp quản trị là Hội đồng quản trị và Cấp điều hành là Tổng giám đốc và các thành viên Ban tổng giám đốc. Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam bắt đầu thực hiện mô hình tổ chức Tổng Công ty theo Quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tưởng Chính Phủ thành 2 cấp: Cấp tham mưu và cấp trực tiếp kinh doanh

Về tổ chức cán bộ, do số lượng nhân viên quá đông, lại không được đào tạo, không thể đảm đương được nhiệm vụ kinh doanh theo phương thức mới, một phương án giảm nhẹ biên chế hết sức táo bạo được hoạch định, đồng thời với việc tăng cường đào tạo cán bộ, trong vòng 1 năm, số nhân viên của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam giảm biên chế chỉ còn 22.000 cán bộ

Kênh tín dụng cho người nghèo được hình thành và từng bước được tách riêng. Trên cơ sở những kết quả tốt đẹp của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, Ngân hàng Nông nghiệp tiếp tục đề xuất thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo và được Chính phủ, Ngân hàng nhà nước ủng hộ. Theo đó, ngày 31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo với vốn hoạt động ban đầu là 400 tỷ đồng (do Ngân hàng Nông nghiệp góp 200 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương 100 tỷ đồng và Ngân hàng Nhà nước 100 tỷ đồng

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ - NHNN đổi tên Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 82 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w