Thực trạng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 49 - 54)

• Quy trình cho vay

Agribank Củ Chi thực hiện quy trình cho vay theo quyết định số 1225/QĐ- NHNo-TD ngày 18/06/2019 của Tổng giám đốc về Quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank.

Quy trình cho vay được Agribank ban hành đã gần như hoàn chỉnh và được phổ biến tổ chức tập huấn triển khai đến toàn thể các chi nhánh trong hệ thống.

GDV Giải ngân

Người quản lý

nợ cho vay

Hình 2.1: Lưu đô quy trình cho vay tại Agribank nơi cho vay.

“Nguồn QĐ số 1225/QĐ-NHNo-TD”

Qua đó, chức năng nhiệm vụ của từng vị trí đã được phân công cụ thể:

- Người quan hệ khách hàng trực tiếp tiếp nhận nhu cầu vay vốn, hướng dẫn

khách hàng quy định về điều kiện vay vốn, hồ sơ, thủ tục, lãi suất cho vay, các loại sản phẩm và chính sách của Agribank; Thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu về khách hàng vay vốn, phương án sử dụng vốn, tài sản bảo đảm; Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn; Chấm điểm và đánh giá chung nhất về khách hàng đó liệu đã đầy đủ tiêu chuẩn ban đầu để cho vay chưa.

- Người thẩm định dựa cơ sở thông tin, hồ sơ vay vốn, tài liệu và Báo cáo đề xuất cho vay của Người quan hệ khách hàng để tiến hành Thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng và cơ sở để đánh giá các điều kiện vay vốn (đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi, mục đích, tính khả thi của phương án sử dụng vốn,...)

- Trường hợp khoản vay cần phải có Người thẩm định lại hoặc thuộc quy định phải thông qua Hội đồng tín dụng, các bước và nội dung thực hiện theo quy định về tổ chức và hoạt động đã được quy định rõ trong quyết định của Agribank

- Người quyết định cho vay căn cứ hồ sơ khoản vay, Báo cáo đề xuất cho vay, ý kiến đề xuất của Người quan hệ khách hàng, Người thẩm định, Người thẩm định lại (nếu có), Biên bản họp Hội đồng tín dụng (nếu có), Người quyết định cho vay xem xét quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền

- Sau khi khoản vay được phê duyệt cho vay, Người quản lý nợ cho vay kiểm tra, đánh giá hồ sơ giải ngân, thực hiện khai báo thông tin theo quy định trên hệ thống IPCAS, đảm bảo đây đu, kip thơi va khớp đúng vơi hô sơ giây.

- Bộ hồ sơ giải ngân sau khi đã đánh giá được tính chính xác và đầy đủ sẽ được bàn giao cho Giao dịch viên để tiến hành giải ngân vốn vay cho khách hàng dưới sự kiểm soát của kiểm soát viên phòng Kế toán ngân quỹ.

- Sau khi đã hoàn tất việc giải ngân vay vốn, quá trình theo dõi, đôn đốc, thu hồi nợ được Người quản lý nợ cho vay thực hiện: thường xuyên theo dõi nợ đến hạn; hàng tháng lập danh sách nợ đến hạn, chủ động đánh giá khả năng trả nợ thực tế của khách hàng và thông báo nợ (gốc, lãi và phí) đến hạn cho khách hàng; có trách nhiệm theo dõi các nguồn thu của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi, thông qua các hợp đồng kinh tế đầu ra, các nguồn thu khác để chủ động đôn đốc, thu nợ đến hạn, nợ phải thu hồi trước hạn, nợ quá hạn, nợ đã XLRR.

100.00% 90.00% 80.00% 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% ■Tỷ trọng Dư nợ ngắn hạn

■Tỷ trọng Dư nợ trung, dài hạn

ĐVT: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng dư nợ ngắn, trung và dài hạn Agribank Củ Chi giai đoạn 2015-2019 (%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Củ Chi)

Chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động của chi nhánh là nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng. Trong khi, dư nợ cho vay trung, dài hạn của Agribank chi nhánh Củ Chi lại chiếm tỷ trọng cao trên tổng dự nợ. Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho vay trung, dài hạn vừa tiềm ẩn rủi ro, vừa ảnh hưởng đến tình hình tài chính của chi nhánh. Vì vậy, Agribank chi nhánh Củ Chi đề ra mục tiêu trong ngắn hạn là giảm tỷ trọng nợ trung, dài hạn, tăng cường cho vay các món nợ có thời hạn ngắn. Kết quả đạt được là tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn/tổng dư nợ giảm dần qua các năm, từ năm 2015 là 79.44%, đến năm 2019 giảm còn 68.36%. Tỷ trọng giảm theo đúng định hướng của Chi nhánh đề ra.

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng vay vốn

ĐVT: %, Tỷ đồng

Biểu đồ 2.5. Dư nợ và tỷ trọng dư nợ phân theo đối tượng vay vốn Agribank Củ Chi giai đoạn 2015-2019 (%, tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Củ Chi

Với đặc điểm địa bàn có nhu cầu vay vốn nông nghiệp nông thôn chủ yếu với mục đích đầu tư sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ theo cá nhân hoặc quy mô hộ sản xuất. Cho nên tỷ trọng dư nợ cá nhân của Agribank chi nhánh Củ Chi luôn cao hơn so với dư nợ pháp nhân. Tỷ trọng dư nợ khách hàng pháp nhân/tổng dư nợ từ năm 2015 vốn đã thấp, đạt 32.5%, lại giảm mạnh vào năm 2017, giảm còn 19.9% do các năm trước đó một lượng lớn dư nợ khách hàng pháp nhân chuyển nợ xấu. Mặc dù nợ xấu được thu hồi trong năm 2017, dư nợ pháp nhân giảm, nhưng để lại ảnh hưởng tâm lý nặng nề, sợ trách nhiệm, cán bộ tín dụng không mạnh dạng tiếp tục cho vay các khách hàng pháp nhân. Bên cạnh đó là việc các doanh nghiệp tư nhân chuyển sang vay cá nhân cũng làm giảm dư nợ khách hàng pháp nhân của chi nhánh. Đến nay, chi nhánh vẵn chưa thật sự có chiến lược, kế hoạch cụ thể để tiếp cận khách hàng mới trong hơn 2.750 doanh nghiệp trên địa bàn (số lượng khách hàng pháp nhân của Chi nhánh tính đến 31/12/2019 là 48 khách hàng), chưa tổ chức vận động, lôi kéo khách hàng đang vay vốn tại các TCTD khác trên địa bàn mặc dù lãi suất cho vay khách hàng Pháp nhân của Chi nhánh là hết sức cạnh tranh.

Là vùng kinh tế nổi lên gần đây, địa bàn có Khu Công Nghiệp lớn (Khu công nghiệp Tây Bắc), số lượng người dân chuyển đến địa bàn huyện Củ Chi sinh sống tăng

_______2016_______ _______2017_______ _______2018_______ 2019_______

Dư nợ %/ dư nợ Dư nợ %/ dư nợ Dư nợ %/ dư nợ Dư nợ %/ dưnợ Tổng dư nợ 1,572.86 100.00% 1,682.40 100.00% 2,329.5 8 100.00% 2,650.8 3 100.00% Nhóm 1 1,462.60 92.99% 1,648.21 97.97% 2,294.9 4 98.51% 2,604.9 0 98.27% Nhóm 2 64.77 4.12% 29.85 1.77% 32.53 1.40% 44.55 1.68% Nhóm 3 6.27 0.40% 1.76 0.10% 0.68 0.03% 0.66 0.02% Nhóm 4 2.83 0.18% 0.41 0.02% 0.99 0.04% 0.45 0.02% Nhóm 5 36.39 2.31% 2.17 0.13% 0.44 0.02% 0.27 0.01%

nhanh, bên cạnh lượng khách hàng có tiềm năng lớn mạnh và dồi dào là thách thức của việc nhiều Ngân hàng khác cũng thành lập chi nhánh trên địa bàn khiển cho sự cạnh tranh giữa các TCTD trở nên khốc liệt. Dư nợ khách hàng cá nhân của Agribank chi nhánh Củ Chi mặc dù có tăng trưởng (năm 2015 đạt 1012.01 tỷ đồng, tăng gấp đôi trong vòng 5 năm, đến năm 2019 đạt 2042.31 tỷ đồng) tuy nhiên lượng khách hàng cá nhân luôn giảm qua các năm. Đây vấn đề cấp bách mà chi nhánh cần quan tâm.

• Cơ cấu dư nợ tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Phát triển theo đúng thế mạnh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viêt Nam, Agribank chi nhánh Củ Chi tập trung nguồn lực chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Các ngành nghề nông nghiệp nông thôn chủ yếu trên địa bàn huyện Củ Chi: về chăn nuôi là heo, cá tra, bò thịt, bò sữa; về trồng trọt là cây cảnh như mai, phong lan, trồng rau sạch công nghệ cao. Tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn/ tổng dư nợ của Agribank chi nhánh Củ Chi qua các năm luôn ổn định và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu, cụ thể: năm 2015 đạt 68.84% , năm 2016 đạt 73.63%, năm 2017 đạt 81.07%, năm 2018 đạt 75.52%, năm 2019 đạt 79.16%.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w