Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Củ Chi

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 57 - 58)

Agribank Củ Chi là chi nhánh loại I trực thuộc Agribank. Từ 2015 đến 2018, căn cứ các tiêu chí xếp hạng chi nhánh về quy mô hoạt động và kết quả tài chính, Agribank Củ Chi chỉ được xếp hạng 2. Đến năm 2019 được Agribank quyết định nâng hạng từ chi nhánh loại I hạng 2 thành chi nhánh loại I hạng 1 do chi nhánh đạt tổng quy mô hoạt động bao gồm số dư nguồn vốn bình quân và dư nợ tín dụng bình quân cuối năm là 7.800 tỷ đồng (trên 5.000 tỷ đồng) và kết quả kinh doanh 2018, lợi nhuận đạt 115 tỷ đồng (trên 50 tỷ đồng). Việc nâng hạng chi nhánh có ý nghĩa quan trọng

trong hoạt động tín dụng như nâng quyền phán quyết cho vay của chi nhánh, Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cũng như hoạt động QTRRTD, Agribank Củ Chi đã thực hiện cơ cấu lại hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Phòng Kế hoạch kinh doanh (trước đây phụ trách nhiều lĩnh vực hoạt động như kế hoạch nguồn vốn, tín dụng, xử lý nợ, trích lập dự phòng và XLRR tín dụng) thành các phòng phụ trách các lĩnh vực theo từng chuyên đề gồm: Phòng KHNV phụ trách kế hoạch nguồn vốn, trích lập dự phòng và XLRR và thống kê báo chung của chi nhánh; Phòng KHDN cho vay và quản lý tín dụng đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức khác; Phòng KHCN cho vay và quản lý tín dụng đối với nhóm KH là doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, cá nhân. Việc tách hoạt động tín dụng theo hai phòng riêng biệt giúp chi nhánh xây dựng được kế hoạch tín dụng riêng cho từng nhóm đối tượng khách hàng, chỉ đạo chuyên nghiệp vụ và tổ chức kiểm tra giám sát riêng cho mỗi phòng, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng quy định của Agribank và tổ chức tốt công tác xử lý thu hồi nợ.

Để hoạt động tín dụng được an toàn hiệu quả, giảm thiểu tối đa những rủi ro , thời gian qua Agribank Củ Chi trong đã tích cực triển khai thực hiện quá trình QTRRTD từ khâu nhận diện và dự báo rủi ro, đo lường và đánh giá rủi ro, kiểm tra và giám sát rủi ro đến việc xử lý và phòng ngừa rủi ro, xác định 4 nội dung chính của quá trình QTRRTD nói trên luôn phải thực hiện liên tục và liên kết một cách chặt chẽ, trong đó hai nội dung nhận diện RRTD và xử lý RRTD là quan trọng quyết định hiệu quả QTRRTD của đơn vị. Trong giai đoạn 2015-2019, Agribank Củ Chi đã thực hiện QTRRTD đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w