Giải pháp giáo dục đạo đức cho cán bộ làm công tác tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 79 - 82)

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa như giáo dục, nhắc nhở cán bộ trong các cuộc họp giao ban tín dụng, thực hiện đường dây nóng thông tin phản ánh của khách hàng, phổ biến tài liệu của Agribank thông tin về những tồn tại sai phạm trong hoạt động tín dụng, những vụ án liên quan đến cán bộ Ngân hàng

Tăng cường đăng ký mở các khóa giáo dục đạo đức nghề nghiệp gắn với việc tổ chức học tập, phổ biến các kiến thức pháp luật, nhất các luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng tại chi nhánh nhằm nâng cao ý thức để cán bộ nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật, các chế tài, hình phạt.Từ đó có thể ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng nói chung và lĩnh vực tín dụng nói riêng

Sưu tầm phổ biến những hành vi vi phạm pháp luật trong các vụ án liên quan đến cán bộ ngân hàng đã phát sinh trong thực tiễn hoạt động để cảnh báo trong toàn chi nhánh nhằm nâng cao ý thức cho cán bộ tín dụng, kinh nghiệm cho cán bộ kiểm tra nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi sai phạm để trước khi xảy ra.

Áp dụng cơ chế thưởng, phạt thỏa đáng, chính sách đãi ngộ như tiền thưởng, động viên tinh thần thông qua giấy khen, xếp loại; hạ bậc xếp loại thi đua khi vi phạm các chỉ tiêu chất lượng tín dụng và các biện pháp xử lý kỹ luật: Từ nhắc nhở, khiển

trách, cảnh cáo, thôi việc. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể chuyển sang cơ quan pháp luật để xử lý.

Nghiêm túc chấp hành nội dung chỉ đạo xuyên suốt trong hoạt động tín dụng là: “Tăng trưởng tín dụng phải gắn với chất lượng tín dụng”, đồng thời phải đảm bảo tính tuân thủ, xem đây là nguyên tắc bắt buộc trong hoạt động tín dụng. Ket quả thẩm định, đề xuất và quyết định cho vay phải trung thực, khách quan, bản chất, không hạ chuẩn trong mọi trường hợp.

3.2.7.Giải pháp khắc phục hạn chế trong kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng

Để nâng cao năng lực kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng, phát huy tốt vai trò của phòng KTKSNB tại chi nhánh, cần phải bổ sung ít nhất một nhân sự có năng lực, kinh nghiệm cho vay khách hàng doanh nghiệp, tốt nhất là điều động, bổ nhiệm phó phòng KHDN sang làm phó phòng KTKSNB và trực tiếp phụ trách kiểm tra tín dụng đối với KHDN, hiện đang bỏ ngỏ do cấp trưởng phó phòng KTKSNB hiện tại đều xuất thân từ lãnh đạo phòng KTNQ. Ngoài ra, phụ trách kiểm tra tín dụng trước là cán bộ tín dụng nông thôn chưa có kinh nghiệm trong thẩm định cho vay KHDN.

Luân phiên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn chuyên đề kiểm tra giám sát do Trung tâm đào tạo Agribank tổ chức nhằm nâng cao năng lực kiểm tra; tham gia các đoàn kiểm tra tập trung của Agribank tại các chi nhánh khác nhằm nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra tín dụng tại chi nhánh.

Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại Chi nhánh, thực hiện nghiêm túc việc chấn chỉnh các tồn tại sai sót tại kết luận của thanh tra giám sát NHNN; rà soát các vấn đề trong tín dụng như kỳ hạn trả nợ, chấm điểm xếp hạng, khách hàng, phân loại nợ, thông tin về TSBĐ, tính toán giá trị khấu trừ của TSBĐ,...

Kế hoạch kiểm tra hoạt động tín dụng phải được xây dựng ngay từ đầu năm, căn cứ vào đề cương kiểm tra của Agribank và tình hình thực tế, kết quả phân tích nợ, nhận diện những khoản vay có dấu hiệu rủi ro tại chi nhánh để tổ chức kiểm tra. Báo cáo kiểm tra phải chi rõ các sai phạm, căn cứ kết luận sai phạm, đưa ra kiến nghị cụ thể và theo dõi, báo báo kết quả chỉnh sữa, khắc phục sai phạm của bộ phận tín dụng.

Kế hoạch kiểm tra phải được triển khai thực hiện nghiêm túc, toàn diện trong đó chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, của ngành, quy trình

nghiệp vụ của Agribank, nội quy quy chế của cơ quan; Ket hợp kiểm tra ở tất cả các khâu trước, trong và sau khi cho vay, sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra thường xuyên, đột xuất; chuyên đề, toàn diện; kiểm tra trên hồ sơ kết hợp đối chiếu thực tế ở khách hàng vay..

3.2.8. Một số giải pháp khác

• Giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia tố tụng, thanh chấp hợp đồng tín dụng tại cơ quan pháp luật

Đối với những khoản nợ của khách hàng doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc có tình tiết phức tạp (có sự nhiều sự thay đổi về người đại diện, người ủy quyền, có thuê luật sư, được nhiều tổ chức cá nhân bảo lãnh tài sản vay vốn.) đề nghị ủy quyền trực tiếp cho cán bộ pháp chế tham gia tố tụng. Cán bộ pháp chế có kiến thức pháp luật vững vàng sẽ thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ hiệu quả.

Đối với các khoản nợ quy mô nhỏ, tình tiết đơn giản, sẽ ủy quyền cho cán bộ tín dụng tham gia tố tụng trên cơ sở có sự hỗ trợ, tư vấn pháp lý của cán bộ pháp chế.

Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý tín dụng và bộ phận quản lý rủi ro sẽ đảm bảo tính khách quan trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu RRTD được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời.

Giải pháp khắc phục tình trạng áp lực do thiếu cán bộ

Trước tình hình tuyển dụng của Agribank còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, ngoài việc kiến nghị Agribank về công tác tuyển dụng, chi nhánh cần chủ động, linh hoạt trong công tác tự tuyển dụng nhân sự thông qua hợp đồng lao động ngắn hạn với các đơn vị cung ứng nhân lực trên địa bàn, tiếp thị và giới thiệu hình ảnh của đơn vị trên thông tin đại chúng để thu hút cán bộ trẻ, năng động nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự cho hoạt động kinh doanh nói chung và cho hoạt động tín dụng nói riêng.

Giải pháp đa dạng hóa để phân tán rủi ro

Xây dựng kế hoạch tín dụng theo từng ngành nghề và lĩnh vực sản xuất kinh doanh để đảm bảo tính cân đối và phân tán RRTD như tỷ trọng cấp tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực sản xuất công nghiệp, lĩnh vực thương mại dịch vụ, lĩnh vực xây dựng, tiêu dùng cá nhân, lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, lĩnh vực đầu tư kinh doanh chứng khoán, .Việc lập kế hoạch cụ thể và chi tiết rõ ràng và

giới hạn cho từng lĩnh vực sẽ góp phần kiểm soát được tín dụng, không phát sinh rủi ro trên quy mô lớn từ đó hạn chế được RRTD.

Agribank Chi nhánh Củ Chi nên xây dựng kế hoạch cụ thể về tỷ trọng cấp tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với tính chất của nguồn vốn huy động được. Tăng cường cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn có tài sản đảm bảo, xem xét cho vay theo dòng tiền đối với những khách hàng tốt và có phương án sản xuất kinh doanh khả thi.

Thực hiện phê duyệt tín dụng gắn với yêu cầu bảo hiểm

Hoạt động tín dụng ngân hàng không thể an toàn nếu không gắn liền với việc yêu cầu thực hiện bảo hiểm nhằm tạo liên kết giữa Ngân hàng - Bảo hiểm - Khách hàng; Cần phải kết hợp nhiều sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm con người, bảo hiểm rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, các loại bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm tai nạn, cháy nô...

Agribank Chi nhánh Củ Chi chủ yếu cho vay hộ gia đình, cá nhân sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có nhiều rủi ro nhất. Hiện đang liên kết chặt chẽ với Công ty Cô phần bảo hiểm NHNo&PTNTVN (ABIC) thực hiện bảo hiểm cho khách hàng vay vốn. Sản phẩm bảo hiểm chủ yếu đang áp dụng là bảo hiểm Bảo an tín dụng (là bảo hiểm an toàn tính mạng cho người vay) chưa thật sự bảo đảm an toàn cho khoản vay. Cần mở rộng, phát triển thêm các sản phẩm bảo hiểm cho khoản vay như bảo hiểm vật nuôi, cây trồng, bảo hiểm xuất khẩu, bảo hiểm rủi ro giá cả, rủi ro lãi suất làm ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận của khách hang.. ..Đối với các đối tượng sản xuất nhạy cảm với tác động của kinh tế thị trường (giá cả, cung cầu.), tác động của yếu tố tự nhiên (thiên tai, dịch bệnh.) chỉ đầu tư cho vay ở mức độ hạn chế và yêu cầu phải có bảo hiểm. Điều này không vi phạm tính tự nguyện của bảo hiểm mà là kết quả thỏa thuận trong điều kiện vay vốn giữa NH với KH.

Kết hợp việc quản bá các sản phẩm bảo hiểm với việc giao chỉ tiêu bảo hiểm cho cán bộ tín dụng; Hướng dẫn các kỹ năng giới thiệu, thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm; Kết hợp với công ty bảo hiểm tô chức sơ kết, tông kết khen thưởng bằng vật chất nhằm khuyến khích cán bộ.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w