Thực trạng trong xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 62 - 63)

Xác định đầu tư tín dụng là đầu tư rủi ro, dù có làm tốt công tác nhận diện, đo lường hay giám sát thì rủi ro vẫn có nguy cơ xảy ra. Vấn đề cốt lõi của hoạt động QTRRTD là hạn chế xảy ra rủi ro, hoặc khi xảy ra rủi ro thì NH có đủ khả năng, để xử lý, khắc phục khoản rủi ro đó.

Để phòng tránh rủi ro, ngoài việc tổ chức triển khai tập huấn các văn bản quy định, quy trình tín dụng cho cán bộ, chi nhánh chú trọng đào tạo kỹ năng, phương pháp thẩm định trong tất cả các khâu từ thẩm định khách hàng, phương án vay vốn, tài sản bảo đảm, qua đó đánh giá được năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.

Để ngăn ngừa tổn thất, chi nhánh chủ trương không đầu tư cho vay tập trung vào một số ít khách hàng lớn, đa dạng hóa danh mục khách hàng, danh mục cho vay. Ngoài ra chỉ đạo và tổ chức cho cán bộ quản lý khoản vay thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của khách hàng, phân tích đánh giá nguy cơ tổn thất để kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro, xử lý nhanh chóng nhằm hạn chế tối đa tổn thất. Xác định những khoản vay có nguy cơ rủi ro để bám sát vừa đôn đốc thu hồi, vừa chủ động thực hiện các bước của quy trình xử lý rủi ro (hoàn thiện hồ sơ tài liệu, biên bản làm việc, chủ động thỏa thuận với KH trong việc xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ...) Khi khoản vay quá hạn đủ điền kiện để XLRR, chuyển theo dõi ngoại bảng và xây dựng phương án thu hồi.

Vấn đề tài trợ rủi ro được chi nhánh quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Căn cứ thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước về Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để XLRR và Hội đồng thành viên Agribank cũng đã ban hành quyết định 450/QĐ/HĐTV-XLRR về phân loại tài sản có, phương pháp trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để XLRR trong hoạt động của

Agribank. Theo đó, Agribank Củ Chi đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định một cách chính xác và kịp thời. Chi nhánh đã tiến hành XLRR các khoản nợ xấu bằng nguồn dự phòng của mình.

Dù Agribank không giao và kiểm soát chỉ tiêu tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ cho Agribank Củ Chi nhưng Chi nhánh đặt biệt quan tâm đến nợ nhóm 2 (nợ có vấn đề), trong các báo báo số liệu hoạt động hàng ngày cũng như báo cáo kết quả hoạt động định kỳ của các bộ phận tín dụng, Chi nhánh luôn cập nhật theo dõi và có chỉ đạo sâu sát đến việc phân tích đánh giá và xử lý nợ nhóm 2 vì đây là nguồn làm gia tăng nợ xấu nếu không kịp thời xử lý. Ngoài ra, chi nhánh cũng tăng cường kết hợp các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa nợ xấu như gia hạn nợ, cơ cấu nợ, miễn giảm lãi khi KH có đủ điều kiện theo quy định.

Về xử lý thu hồi nợ (bao gồm lãi tồn đọng, nợ nhóm 2, nợ xấu và nợ ngoại bảng), Chi nhánh đã chỉ đạo bộ phận tín dụng thực hiện phân tích nợ, nhằm đánh giá nguyên nhân rủi ro, mức độ thiện hại, khả năng thu hồi đồng thời xây dựng phương án thu hồi cụ thể cho từng khoản nợ. Kết hợp đồng bộ các giải pháp thu hồi và có biện pháp áp dụng các giải pháp tùy theo tính chất từng khoản vay, thái độ của mỗi khách hàng.

Agribank Củ Chi luôn quan tâm đến hoạt động kiểm tra giám sát, phân công và chỉ đạo cán bộ quản lý khoản vay thực hiện rà soát bổ sung, chỉnh sửa các sai phạm theo kết luận của các đoàn kiểm tra (của Agribank Củ Chi và các đoàn kiểm tra ngoài chi nhánh như các đoàn kiểm tra của Agribank, Thanh tra giám sát NHNN và Cơ quan kiểm toán độc lập) đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh, định kỳ hàng tháng gửi báo cáo cho đến khi hoàn thành việc chỉnh sửa khắc phục.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CỦ CHI 10598342-1505-000040.htm (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w