Chất lượng giáo dục trong nhà trường là sự đóng góp chung của TTSP. Cùng với việc thực hiện các chức năng truyền thống của quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) trên cả ba mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu thì một điều rất quan trọng là tạo ra sự đồng thuận, huy động và lôi cuốn tập thể vì mục đích chung. Đặc biệt đối với các trường THPT ở các vùng khó khăn, gặp nhiều trở ngại về đối tượng giảng dạy, cơ sở vật chất, chính sách đãi ngộ..., xây dựng TTSP là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của người CBQL nhà trường. Xây dựng TTSP theo hướng TCBHH là một chiến lược, một tầm nhìn của người lãnh đạo nhà trường nhằm đảm bảo cho nhà trường và mọi thành viên luôn hợp tác - sáng tạo - học hỏi, thích nghi với những biến đổi liên tục của xã hội, của giáo dục và đó cũng là xây dựng nét đẹp truyền thống của văn hóa nhà trường, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
ã Điều kiện hỡnh thành TTSP trường THPT biết học hỏi
ã Sự lónh đạo
Lãnh đạo là quá trình khích lệ mọi người cùng cố gắng làm việc để hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng. Việc lập kế hoạch sẽ tạo định hướng và mục đích cho hành động. Việc tổ chức đưa tất cả các nguồn lực để cùng chuyển kế hoạch thành hành động.
Sự lãnh đạo sẽ xây dựng được lòng nhiệt huyết và cam kết cần có giúp mọi người cùng phát huy tất cả tài năng của mình nhằm hoàn thành kế hoạch; công việc quản lý và điều khiển đảm bảo chắc chắn rằng mọi việc sẽ được hoàn thành tốt đẹp. Để đạt được thành công với tư cách là nhà lãnh đạo, ta phải biết: ứng phó trong tất cả các khía cạnh giao tiếp, các mối quan hệ giữa các cá nhân; tạo nguồn động lực, thiết kế công việc; làm việc với tinh thần đồng đội và biết tạo ra sự thay đổi. Đối với “tổ chức biết học hỏi” người lãnh đạo phải là người có tầm nhìn và đồng thời có khả năng truyền tải tầm nhìn đó tới đồng nghiệp một cách sống động và mạnh mẽ để tầm nhìn đó trở thành tầm nhìn chung của cả tập thể.
b. Tổ chức cấu trúc theo chiều ngang
“Tổ chức biết học hỏi” sẽ phá bỏ cấu trúc theo chiều dọc, cái cấu trúc ngăn cách người quản lý và thuộc cấp. TCBHH vận dụng những ý tưởng mới nhất để đạt được sự cộng tác, hợp tác giữa người lãnh đạo với các thành viên, giữa các thành viên với nhau, giữa bộ phận này với bộ phận khác. Đó là các ý tưởng về tổ, nhóm, đội, về mối liên kết ngang, về tổ chức mạng, trong đó các nhóm, tổ sẽ có tính tự chủ đáng kể. Cấu trúc tổ chức theo chiều ngang lấy tổ, nhóm làm trung tâm, nó có vai trò quan trọng hơn mỗi cá nhân.
Cấu trúc theo chiều ngang là đòi hỏi tất yếu của xu thế tái trang bị kỹ thuật trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, trong đó các quá trình công nghệ theo chiều ngang được liên kết lại thành một đơn vị duy nhất nhằm đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả.
Cấu trúc tổ chức theo chiều ngang lấy tổ, nhóm làm trung tâm, nó có vai trò hơn mỗi cá nhân. Các tổ, nhóm có trách nhiệm ngày càng lớn, vừa thực hiện việc sản xuất
hay hoạt động dịch vụ, vừa trực tiếp tiếp xúc với khách hàng hay đối tượng phục vụ.
c. Sự ủy quyền cho các thành viên
Sự ủy quyền có nghĩa là trao cho các thành viên quyền lực, sự tự lo, kiến thức và kỹ năng để họ ra quyết định và hoàn thành quyết định ấy một cách hiệu quả. Sự ủy quyền đúng đắn sẽ tạo nên những nhóm, tổ tự quản, các thành viên tích cực tham gia vào việc ra quyết định, việc đánh giá, kiểm tra chất lượng... chứ không cần đến sự thanh tra giám sát thường xuyên, chặt chẽ.
Nếu uỷ quyền tốt, người lãnh đạo vừa kích thích được các thành viên trong nhóm tự giác hành động, vừa cho phép mình tập trung vào các vấn đề có giá trị hơn mà chỉ có họ mới giải quyết được. Chính vì vậy, uỷ quyền là một công cụ chiến thắng mạnh mà nếu không có nó, không có nhà lãnh đạo nào có thể thành công thực sự được.
d. Sự chia sẻ thông tin, truyền thông
Một TCBHH chắc chắn sẽ có rất nhiều thông tin. Để xác định nhu cầu và giải quyết vấn đề, người ta cần phải biết điều gì đang diễn ra. Họ cần phải hiểu toàn bộ tổ chức cũng như toàn bộ công tác của mình. Các dữ liệu chính thức về ngân sách, chi phí, lợi nhuận,... phải luôn có sẵn cho mọi thành viên. Đó chính là “quản lý theo lối sách để ngỏ”. Mọi thành viên đều có thể đọc “sách để ngỏ” và trao đổi thông tin với bất kỳ ai trong tổ chức. TCBHH phải biết sử dụng sự truyền thông công khai, kể cả việc truyền thông điện tử chẳng hạn như thư điện tử. Truyền thông công khai có nghĩa là khiến các thành viên trao đổi mặt đối mặt, trực tiếp, với sự nhấn mạnh vào việc biết lắng nghe.
e. Chiến lược phát lộ
Trong “tổ chức biết học hỏi”, người lãnh đạo vẫn có ảnh hưởng tới tầm nhìn, tới phương hướng hoạt động của tổ chức, nhưng họ không kiểm soát hay chỉ đạo chiến lược một mình. Họ có sự giúp đỡ của mọi thành viên và hơn thế nữa năng lực chủ chốt lại nằm ở nơi các thành viên. Chiến lược của tổ chức sẽ xuất hiện, phát lộ từ những cuộc thảo luận giữa các thành viên. Bởi các thành viên là những người có đầy đủ thông tin nhất từ môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài của tổ chức. Chiến lược
phát lộ dựa trên một tư tưởng chung đồng thuận về tính thực nghiệm. Mỗi thành viên được khuyến khích làm thử một việc mới, một nhiệm vụ mới và sự thất bại được chấp nhận. Nhờ đó mỗi thành viên sẽ xuất hiện những ý tưởng mới và họ cống hiến nó vào việc xây dựng chiến lược của tổ chức. Như vậy, trong TCBHH, chiến lược được các thành viên cùng chung sức xây dựng, nó không phải do các cấp lãnh đạo vạch sẵn mà là sản phẩm tập thể.
f. Nền tảng văn hóa mạnh mẽ
Chúng ta đều biết văn hóa của tổ chức là những giá trị, những niềm tin, sự hiểu biết, các chuẩn mực được các thành viên trong tổ chức chia sẻ. Có thể khẳng định văn hóa là nền tảng của “tổ chức biết học hỏi”. Nền tảng văn hóa của tổ chức biết học hỏi phải mạnh mẽ trong ba lĩnh vực sau: cái toàn thể là quan trọng hơn cái bộ phận, ranh giới giữa các bộ phận phải giảm thiểu đến mức thấp nhất; văn hóa tổ chức là bình đẳng với tất cả mọi thành viên; các giá trị văn hóa phải được cải thiện và thích nghi [11].
1.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TTSP TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG