THEO HƯỚNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI 3.1 NGUYÊN TẮC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích và tính quy phạm pháp luật
Các biện pháp đưa ra phải tính đến việc đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Việc đưa ra các biện pháp cần tạo ra sự chuyển biến tích cực trong hoạt động giáo dục của TTSP nhà trường. Tính hiệu quả cịn thể hiện ở yếu tố tiết kiệm về nguồn nhân lực và tài chính, nhưng đảm bảo được yêu cầu đề ra của biện pháp.
Việc xây dựng và phát triển TTSP nhà trường liên quan nhiều đến các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các văn bản hành chính do các cấp, các ngành ban hành như: luật, thông tư, nghị định, pháp lệnh, chỉ thị, hướng dẫn, quy chế, nội quy, quy định... Vì vậy, các biện pháp xây dựng TTSP trường THPT theo hướng TCBHH không được trái với các quy định của các văn bản pháp quy, đảm bảo thống nhất về quan điểm chung theo hướng dẫn của trung ương, địa phương về tổ chức, hoạt động của các trường THPT. Ngoài ra, các biện pháp xây dựng nhà trường thành TCBHH còn phải phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và xu hướng phát triển của thời đại.
· Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ
Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn xây dựng TTSP các trường THPT.
Các biện pháp xây dựng TTSP trường THPT theo hướng TCBHH có sự tác động qua lại trong hệ thống ở các mức độ khác nhau.
cần thực hiện đồng bộ cả hệ thống biện pháp để tạo được hiệu quả chung, tích cực trong việc xây dựng TTSP trường THPT theo hướng TCBHH.
· Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả
Thực hiện ngun tắc này địi hỏi các biện pháp đề xuất cần tính đến điều kiện thực tế, chi phí phù hợp, thích ứng với khả năng, tiềm năng của các nhà trường và địa phương. Phải căn cứ thực trạng, lựa chọn các ưu tiên để đảm bảo khi thực thi từng biện pháp sẽ đạt được kết quả mong muốn với chi phí nhỏ nhất có thể. Hiệu quả là thước đo tính hợp lý của các biện pháp.