Đổi mới phong cách lãnh đạo và quản lý, phát huy dân chủ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong việc xây dựng TTSP

Một phần của tài liệu Xây dựng tập thể sư phạm các trường trung học phổ thông huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh theo hướng tổ chức biết học hỏi (Trang 83 - 88)

THEO HƯỚNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI

3.2. CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TTSP CỦA CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH THEO HƯỚNG TCBHH

3.2.5. Đổi mới phong cách lãnh đạo và quản lý, phát huy dân chủ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong việc xây dựng TTSP

ã Mục đớch, ý nghĩa

Trình độ phát triển của TTSP ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả giáo dục của nhà trường. Một TTSP phát triển hay một TTSP tích cực vừa là mục tiêu vừa là công cụ của công tác giáo dục, công tác quản lý của nhà trường [24]. Điều khiển quá trình hình thành và phát triển TTSP là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của người lãnh đạo. Mỗi giai đoạn phát triển của tập thể đòi hỏi những phương thức lãnh đạo phù hợp. Phong cách lãnh đạo trong nhiều trường hợp có vai trò quyết định sự phát triển của tổ chức dưới quyền người lãnh đạo.

Hiệu trưởng với tư cách là người quản lý có vai trò quan trọng xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường. HT hoàn thành tốt cả hai sứ mệnh: Người thủ trưởng của nhà trường và người thủ lĩnh của TTSP; bao quát một cách toàn diện các yếu tố: kết cấu tinh thần, kết cấu vật chất, phong cách học, phong cách dạy và quan hệ thầy trò, làm cho các yếu tố này phát triển tốt đẹp và hài hòa [20].

Thực tiễn QLGD cho thấy phong cách lãnh đạo là một yếu tố có tầm quan trọng quyết định hiệu quả công tác quản lý. Xác định và lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với từng tổ chức và các giai đoạn phát triển của tổ chức sẽ giúp nâng cao đáng kể hiệu quả vận hành hoạt động của tổ chức và do đó, đây là biện pháp quan trọng để xây dựng TTSP trở thành TCBHH [19].

Trong nhà trường, dân chủ là cơ chế tổ chức hoạt động phát huy được tinh thần làm chủ của mọi thành viên trong quá trình xây dựng, phát triển nhà trường. Nếu không có dân chủ thì không thể có những quan hệ tốt, nhất là mối quan hệ theo chiều dọc giữa BGH nhà trường với đội ngũ giáo viên, nhân viên.

Cơ chế dân chủ thực hiện tốt trong nhà trường chính là tiền đề tạo nên môi trường lao động lành mạnh, kích thích sự cống hiến của các cá nhân trong TTSP nhà trường.

Dân chủ vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là giải pháp tích cực nhất xây dựng TTSP nhà trường hướng đến sự thay đổi. Vì vậy, đây là biện pháp mang tính đòn bẩy, cần thiết cho cả quá trình xây dựng và phát triển TTSP trường THPT theo hướng TCBHH.

ã Nội dung thực hiện

Lãnh đạo TTSP trong nhà trường là công việc phức tạp. Trên thực tế, không có một kiểu phong cách tốt nhất để gây ảnh hưởng đến người khác. Việc sử dụng phong cách lãnh đạo nào phụ thuộc vào tính cách sẵn sàng của nhân viên và mức độ trưởng thành của tổ chức [19].

Vì vậy, không có thực đơn chung về phong cách lãnh đạo cho tất cả mọi người.

HT nhà trường phải căn cứ điều kiện, môi trường thực tế để lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp. Xây dựng TCBHH là công việc có tầm bao quát lớn, đòi hỏi trách nhiệm cao của người lãnh đạo, nhưng đồng thời cũng cần sự nỗ lực chung của cả tập thể trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm. Vì vậy HT cần không ngừng học tập, rèn luyện, tự đào tạo, đào tạo qua công việc, chủ động tiếp thu những thành tựu lý luận về quản lý, đổi mới phong cách lãnh đạo phù hợp với đòi hỏi thực tiễn quản lý luôn thay đổi.

Lý thuyết lãnh đạo theo tình huống là một lý thuyết quản lý tiên tiến. Việc nghiên cứu vận dụng lý thuyết này vào thực tiễn quản lý giáo dục nói chung và xây dựng TTSP trong các trường phổ thông nói riêng là thực sự cần thiết, góp phần thiết thực vào việc xây dựng và phát triển TTSP trong các nhà trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả QLGD. Mô hình này đưa ra một khung sườn để phân tích những tình huống thực tế và quyết định xem cách tiếp cận lãnh đạo nào có khả năng mang lại thành công cao nhất [19].

Phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của cấp dưới, nhà lãnh đạo áp dụng phương thức lãnh đạo theo tình huống sẽ chọn cách quan hệ phù hợp:

- Quan hệ mệnh lệnh: Nhà lãnh đạo truyền đạt cụ thể tới cấp dưới những việc phải làm, cách thức và thời gian thực hiện công việc. Sau đó điều hành và giám sát quá trình thực hiện.

- Quan hệ hỗ trợ: Nhà lónh đạo hiểu rừ trong mối tương tỏc hai chiều, biết lắng

nghe và hỗ trợ cấp dưới, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cấp dưới giải quyết các vướng mắc.

Nhà lãnh đạo cần biết cách thích ứng với những tình huống đặc biệt. Sự linh hoạt trong cách xử lý của lãnh đạo, tính hiệu quả chỉ đạo, hỗ trợ còn phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của cấp dưới.

Hiệu quả lãnh đạo chỉ thành công khi phong cách lãnh đạo “gặp gỡ” với sự sẵn sàng của cấp dưới. Phương thức lãnh đạo theo tình huống nhấn mạnh một thực tế là mức độ sẵn sàng của cấp dưới tăng sau khi hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Nhà lãnh đạo nên tạo điều kiện cho cấp dưới nâng cao khả năng sẵn sàng. Khi cấp độ sẵn sàng của cấp dưới tăng, nhà lãnh đạo cũng cần thay đổi để bắt nhịp phù hợp.

HT trường THPT vừa là nhà quản lý, vừa là người lãnh đạo. Trong vai trò người lãnh đạo, HT dẫn dắt cả hệ thống tổ chức nhà trường, tác động ảnh hưởng đến những người dưới quyền để tập thể nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đặt ra. Người lãnh đạo tốt thường để lại dấu ấn tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển lâu dài của nhà trường.

Để phát huy tinh thần dân chủ của TTSP trong nhà trường, trước hết người lãnh đạo cần tạo các điều kiện để thực hiện dân chủ:

ã Khụng ngừng tu dưỡng, rốn luyện nõng cao phẩm chất chớnh trị và trỡnh độ quản lý của cán bộ, nhất là năng lực điều hành của thủ trưởng các đơn vị. Nếu CBQL có trình độ, năng lực hạn chế thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thường hành chính hóa các hoạt động của mình, từ đó nảy sinh bệnh quan liêu, thiếu thực tế, khó tập hợp được trí tuệ và tình cảm của TTSP.

ã Khụng ngừng củng cố, duy trỡ và phỏt triển sự đoàn kết trong TTSP, quan tõm, chăm lo đến đời sống của mọi người. Một tập thể đoàn kết sẽ tạo ra bầu không khí tâm lý cởi mở, thân thiện, giúp giải quyết được tận gốc những vướng mắc về tư tưởng, tình cảm và nâng cao trách nhiệm, nhiệt tình tham gia vào sự nghiệp chung của mọi thành viên trong đơn vị.

- Nêu cao ý thức, tinh thần học hỏi của mọi cá nhân, không ngừng nâng cao trình

độ về mọi mặt của các thành viên, nâng cao hiểu biết của mọi người về pháp luật, nhận thức về giới hạn giữa quyền lợi cá nhân với quyền lợi của tập thể. Đồng thời xây dựng hệ thống chế độ, chính sách hợp lý, khen thưởng kịp thời tương ứng với thành tích, sự cống hiến của cá nhân.

Trên cơ sở các điều kiện đã được xây dựng, HT cần đảm bảo thực hiện những nội dung sau trong nhà trường:

ã Dõn chủ trong việc xõy dựng và quyết định những chủ trương, chớnh sỏch, kế hoạch của nhà trường

Mọi quyết sách của nhà trường phải đúng pháp luật, phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của tập thể và mang tính thuyết phục đối với mọi người.

Với những chủ trương lớn, phải tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong TTSP, học sinh và phụ huynh. Những vấn đề thường ngày, tùy theo tính chất và qui mô ảnh hưởng mà tham khảo ý kiến các thành viên trước khi quyết định. Làm được như vậy, sẽ đạt được sự đồng thuận cao, tập hợp được đội ngũ và phát huy được sáng kiến của tập thể. Khi đó HT cũng sẽ có được nhiều thông tin phản hồi, kể cả những ý kiến phản biện để ra quyết định đúng, tăng thêm sức mạnh của chủ trương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ.

ã Dõn chủ trong quỏ trỡnh thực thi nhiệm vụ

Dân chủ trong quá trình thực thi nhiệm vụ là phát huy năng lực sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của mọi thành viên để hoàn thành nhiệm vụ. Lao động với tinh thần làm chủ sẽ có kết quả tốt hơn so với thái độ đối phó. HT cần tạo ra môi trường khích lệ mọi người đưa ra ý kiến cá nhân, tạo thói quen trong đội ngũ cùng bàn bạc, chia sẻ thông tin, sáng kiến, giải pháp, cùng nhau giải quyết các vấn đề trong đơn vị, nhà trường.

ã Dõn chủ với học sinh

Dân chủ với học sinh thể hiện ở quan điểm giáo dục, ở thái độ hợp tác giữa thầy và trò trong quá trình dạy học. Ngoài việc thực hiện dân chủ để phát huy vai trò làm chủ của HS trong nhà trường, dân chủ với HS còn là sự thể hiện phương thức đào tạo hiện đại, nâng cao tính tích cực, chủ động học tập trong học sinh của nhà trường. Phát huy

vai trò của đội ngũ GV chủ nhiệm là con đường thuận lợi để thực hiện quan điểm này.

ã Dõn chủ với phụ huynh học sinh

Gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, vì vậy gia đình phải tham gia với nhà trường trong việc đóng góp trí tuệ và trách nhiệm để giáo dục học sinh một cách thường xuyên, hiệu quả và có hệ thống. Muốn vậy nhà trường phải xây dựng cơ chế dân chủ đối với phụ huynh học sinh. Phụ huynh học sinh phải được tham gia trực tiếp vào việc thảo luận, bàn bạc những vấn đề liên quan đến quá trình học tập của con em mình, những thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Lãnh đạo nhà trường cần thu hút và phát huy hiệu quả sức mạnh chung của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Cần nâng cao nhận thức về dân chủ trong quan hệ giữa nhà trường và các lực lượng xã hội từ cả hai phía: Nhà trường phải xem việc công khai hóa chất lượng giáo dục, hoạt động, chương trình giáo dục, tài chính, nguồn lực cho giáo dục là trách nhiệm để đảm bảo sự đồng thuận của xã hội; thông qua các tổ chức, ban ngành, đoàn thể có trách nhiệm chia sẻ những khó khăn của nhà trường.

Để phát huy dân chủ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong việc xây dựng TTSP, HT cần quan tâm:

ã Xõy dựng và khụng ngừng củng cố cơ chế tổ chức thực thi dõn chủ nhà trường.

Xây dựng đầy đủ, hoàn chỉnh hệ thống văn bản qui định.

ã Người quản lý phải sõu sỏt, chõn thành lắng nghe, chia sẻ và cảm thụng đối với CB, GV, NV trên cơ sở hiểu biết mối quan hệ giữa nhiệm vụ chung của đơn vị và quyền lợi chính đáng của mỗi thành viên.

- Phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức cơ sở Đảng đối với các hoạt động của nhà trường, phải đảm bảo quyền làm chủ của CB, GV, NV. Đây là yêu cầu không thể thiếu để gắn kết mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của quần chúng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

Trong công tác xây dựng TTSP, tổ chức cơ sở Đảng của nhà trường cần tập trung lãnh đạo thực hiện tốt các việc sau:

ã Lónh đạo nhà trường bảo đảm thực hiện đường lối, chủ trương, chớnh sỏch của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, các chủ trương, chính sách, kế hoạch của nhà nước.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, đảng viên trong việc tham gia xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch công tác, nội quy, nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt, hoạt động, giao lưu trong nhà trường.

- Đảm bảo quyền làm chủ của quần chúng, chăm lo củng cố và phát huy vai trò của chính quyền và các đoàn thể, xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong nhà trường.

Hội đồng sư phạm là lực lượng chủ yếu thực hiện sứ mạng của nhà trường, là tổ chức tư vấn cho HT trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. HT nên phát huy hơn nữa quyền làm chủ của TTSP trong khâu bàn bạc, quyết định các vấn đề về giáo dục.

Các tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở tự quản của CB, GV, NV. Phải làm cho mỗi thành viên nhận thức được vai trò, quyền làm chủ của mình. Tổ chuyên môn chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn quy định.

- Công đoàn và Đoàn Thanh niên nhà trường có vai trò tham gia quản lý nhà trường, đặc biệt là chăm lo ổn định và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của mọi thành viên trong nhà trường và tổ chức các phong trào, hoạt động theo sứ mạng của các tổ chức. Phát huy vai trò của Công đoàn và Đoàn Thanh niên trong xây dựng TCBHH là cần thiết.

3.2.6. Phát triển mạng lưới thông tin sâu rộng và hiệu quả trong nhà trường,

Một phần của tài liệu Xây dựng tập thể sư phạm các trường trung học phổ thông huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh theo hướng tổ chức biết học hỏi (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)