Vai trò của HT trong nhà trường

Một phần của tài liệu Xây dựng tập thể sư phạm các trường trung học phổ thông huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh theo hướng tổ chức biết học hỏi (Trang 32 - 33)

HT phải là người hình thành và hồn thành sứ mệnh của nhà trường, định ra các đích cần đạt tới và mục tiêu cho từng hoạt động. HT luôn phải chịu những sức ép từ nhiều phía bởi những mong đợi cao của xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Để làm tốt nhiệm vụ lãnh đạo nhà trường, HT phải chứng tỏ năng lực của mình như năng lực lãnh đạo, khả năng quyết đốn, tính tự tin, năng lực đổi mới, động cơ và tâm huyết đối với công việc. Trong số các khả năng này, năng lực ra quyết định đúng đắn, tổ chức và điều hành công việc với hiệu suất cao được coi là những năng lực quan trọng nhất.

Kiến thức, các nguyên tắc lãnh đạo, quản lý và kinh nghiệm thực tiễn mà HT tích lũy trong thời gian học tập và trong q trình giảng dạy trước đó rất quan trọng bởi thực tế quản lý trường học hết sức sinh động, phong phú.

Trong vai trò là người chỉ đạo, hướng dẫn việc giảng dạy của GV, điều hành các hoạt động hàng ngày ở trường học, HT cần có năng lực đề ra mục tiêu và thiết lập các mức chất lượng cho nhà trường, từ đó xây dựng kế hoạch và thống nhất các quy trình thực hiện. HT phải thường xuyên theo dõi, đánh giá các bộ phận hỗ trợ giảng dạy, giáo viên, tạo dựng bầu khơng khí làm việc tích cực và giúp đỡ nâng cao năng lực sư phạm của GV, dự giờ, thăm lớp, quan sát việc giảng dạy của từng GV, so sánh đối chiếu với các mục tiêu giáo dục, kiểm tra tài liệu chuẩn bị cho việc lên lớp, đồng thời theo dõi sự tiến bộ của học sinh. HT cần tạo dựng mối quan hệ cộng tác với GV để giúp đỡ, động viên và thúc đẩy họ duy trì việc giảng dạy với chất lượng cao.

HT phải đóng vai trị tích cực để đảm bảo rằng học sinh đáp ứng được chuẩn chất lượng học tập của quốc gia và yêu cầu của địa phương. HT cần ngày càng nhạy cảm hơn với những nhu cầu học tập mới của HS để làm tốt các dịch vụ phục vụ HS, xây dựng một môi trường học tập thân thiện gần gũi với HS, đồng thời phải xử lý linh hoạt các

mối quan hệ với cha mẹ học sinh, với cộng đồng và các tổ chức quan tâm đến nhà trường.

Khơng chỉ có trách nhiệm trong các hoạt động chun mơn, HT cịn phải quan tâm đến đời sống tinh thần, đến việc rèn luyện đạo đức cho học sinh và nhiều hoạt động ngồi lĩnh vực chun mơn như việc phối hợp với các tổ chức trong cộng đồng để tổ chức các chương trình và các hoạt động, phong trào ngoài nhà trường. Cùng với xu hướng hội nhập là sự phổ biến của Internet và gia tăng các tệ nạn xã hội, công việc quản lý HS càng ngày càng có nhiều thách thức. Bạo lực, bạo hành trong trường học đang diễn ra theo hướng càng ngày càng phức tạp. Các sự cố do thiên tai, tai nạn giao thơng, an tồn thực phẩm cũng có chiều hướng gia tăng. Các sự cố liên quan đến tinh thần và tâm lý HS đang tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các nhà trường.

Khi đưa ra các quyết định, HT phải chú ý đến các mối quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng; phải nắm bắt nhu cầu của cộng đồng để điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà trường, đồng thời huy động và phân bổ các nguồn lực thực hiện. Khi ngân sách của trường chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động thì HT cần tham gia sâu hơn vào mối quan hệ với cộng đồng để tổ chức các hoạt động gây quỹ, thu hút các nguồn tài trợ cho trường mình từ các doanh nghiệp địa phương, các nhà tài trợ trong nước, quốc tế và xã hội.

Với tư cách là người đứng đầu trường học, trong mọi tình huống, HT phải là người ln giữ được tính tự chủ và bình tĩnh để đưa ra các quyết định sáng suốt. Bất luận trong trường hợp nào, HT luôn phải là trụ cột, là niềm tin, là chỗ dựa cho cán bộ, giáo viên trong trường và những người liên quan.

Một phần của tài liệu Xây dựng tập thể sư phạm các trường trung học phổ thông huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh theo hướng tổ chức biết học hỏi (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)